tailieunhanh - Giáo dục tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học ở Đắc Lắc và thái độ của học sinh Ê Đê

Bài viết có cấu trúc gồm 5 phần với những nội dung chính sau: Mở đầu, dạy - học tiếng Ê đê trong trường tiểu học ở Đắc Lắc, thái độ của học sinh Ê đê với việc học tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học, những vấn đề đặt ra và kết luận. . | NGÔN NGỮ SỐ 9 2012 GIÁO DỤC TIẾNG MẸ ĐẺ TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở ĐẮC LẮC VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH Ê ĐÊ ĐOÀN VĂN PHÚC 1. Mở đầu . Với việc giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, thì ngôn ngữ có hai chức năng chính: vừa là công cụ lại vừa là đối tượng học tập của học sinh (HS). Hai chức năng này có mối quan hệ qua lại và bổ trợ cho nhau. Đối với học sinh dân tộc thiểu số (HSDTTS) ở Việt Nam, giáo dục ngôn ngữ (và chữ viết) trong nhà trường, một hình thức giáo dục chính quy trong các cơ sở giáo dục công lập, là một hình thức quan trọng để nâng cao trình độ học vấn, trình độ văn hóa cho các em. Tại những nơi có học tiếng mẹ đẻ (TMĐ) trong trường học thì các em HS đồng thời học cả hai thứ tiếng: tiếng phổ thông và TMĐ. Trong trường hợp này, rõ ràng TMĐ đối với HSDTTS chưa phải là công cụ học tập, mà mới chỉ là đối tượng. . Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác dạy tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) cho HS. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện sự quan tâm đến bảo tồn, phát huy vai trò, bản sắc ngôn ngữ và văn hóa các DTTS, trong đó có việc dạy học tiếng nói và chữ viết các dân tộc. . Vài nét về cư dân Ê đê ở Đắc Lắc Theo Kết quả của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ê đê hiện có người. Họ sống tập trung ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên như Đắc Lắc, Đắc Nông và một vài tỉnh vùng duyên hải Trung bộ, như Phú Yên, Khánh Hòa. Từ năm 1976, tỉnh Đắc Lắc của nước Việt Nam thống nhất được hình thành từ hai tỉnh Đắc Lắc (tên cũ trước năm 1975) và Quảng Đức (về cơ bản có cùng địa giới như tỉnh Đắc Nông ngày nay). Nhưng từ năm 2004, Đắc Lắc lại được chia tách trở lại thành tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Đắc Nông. Ở Đắc Lắc hiện có cư dân của hơn 40 dân tộc cùng sinh sống và là tỉnh có đông người Ê đê nhất ở Việt Nam (90%). Tại đây, người Ê đê chiếm dân số đông thứ hai trong tỉnh (với người), sau người Kinh. Họ sống khá tập .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.