tailieunhanh - Một cách hiểu rất lạ về từ cầu kiều

Qua phân tích và chứng minh trong bài viết này, chúng ta thấy rằng muốn hiểu câu ca dao: Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu mến thầy cho đúng, cho chính xác, thì phải có một số vốn liếng dồi dào về ca dao, tục ngữ, về từ ngữ của tiếng Việt và phải tư duy cho rành mạch, lập luận cho chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. Mời tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết. | NGÔN NGỮ SỐ 12 2012 MỘT CÁCH HIỂU RẤT LẠ VỀ TỪ CẦU KIỀU NGUYỄN CẢNH PHỨC Ở nội dung sau của Hội cựu giáo chức Nghệ An, số 1/2012, ông Trần Thân đã viết: "Muốn sang thì bắc cầu kiều là chữ kiều thứ hai ( ). Đến đây, từ kiều bổ nghĩa cho cái cầu, từ sang không phải là động từ nữa, mà là sang trọng. Vậy thì "cầu kiều" trong câu ca dao trên chính là cái cầu thang bước lên các nấc thang danh vọng, từng bước thành đạt lên cao mãi, chứ không phải là cái cầu bắc qua sông, qua suối. Câu ca dao trên có hai vế, vế trên nhắc nhở lớp trẻ phải có hoài bão và phải hành động theo quan điểm Nho gia. Vế dưới nhắc nhở bố mẹ phải có mơ ước và phải xử sự cho đúng lẽ." (cuối cột 2, trang 41 - sđd). Qua đoạn trích dẫn ở trên, chúng ta biết được ông Thân hiểu cầu kiều nghĩa là "cầu cao". Chữ (kiều) nghĩa là "cao". Chúng ta nên nhớ rằng trong kho tàng ca dao ta có hai câu như sau: (1) Ai ơi chớ bắc cầu cao Tốn thân tiền của lại hao sức người. (2) Ai ơi chớ bắc cầu cao Đi qua kênh rạch dễ nhào xuống kênh. Bắc cầu cao thì tốn thêm nguyên vật liệu, tốn thêm tiền bạc, tốn thêm công sức khi bắc cầu và tốn thêm công sức khi đi bộ hoặc gánh gồng qua cầu, phải leo thêm dốc cao, vất vả thêm không đáng có. Từ xưa tới nay, ở Nam Bộ có nhiều cây cầu tre bắc qua kênh rạch. Khi người đi trên cầu, cầu tre rung rinh, đu đưa chao đảo, ai cũng phải một tay vịn vào thành cầu. Nếu bắc cầu cao, thì khi người đi trên cầu, cầu sẽ rung rinh, chao đảo mạnh hơn cầu thấp, làm cho những người yếu bóng vía dễ rợn ngợp, luống cuống, dễ bị ngã nhào, rơi tõm xuống kênh rạch, rất nguy hiểm. Qua thực tế, nhân dân ta rất có kinh nghiệm, không bắc cầu cao, chỉ bắc cầu sao cho về mùa lũ, cầu ở trên mặt nước là được. Ngày nay, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh người ta bắc một số cầu, vượt qua trên những đoạn đường hay ùn tắc giao thông, gầm cầu cao hơn mặt đường khoảng 6m. Thế mà người ta vẫn gọi những cái cầu đó là cầu vượt, không gọi là cầu kiều ( ) hay cầu cao như ông Thân giải thích. Tôi còn nhớ có câu thơ ca ngợi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN