tailieunhanh - Tìm hiểu cấu trúc trao đáp trong mối tương quan với nhân tố quyền lực ở phạm vi giao tiếp pháp đình tiếng Việt

Trong bài viết này, tác giả muốn thử nghiệm áp dụng cách phân tích cấu trúc trao đáp tương tác lớp học Anh (classroom) của Sinclair và Coulthard vào phân tích tương tác phápđình tiếng Việt (courtroom). Các dạng cấu trúc trao đáp được xem xét trong quan hệ với tham biến quyền lực. Kết quả sẽ cho thấy chiếc áo “cấu trúc trao đáp ba bước I - R - F” mà các nhà phân tích diễn ngôn Anh đưa ra có vừa vặn với cấu trúc tương tác pháp đình tiếng Việt hay không và yếu tố quyền lực có vị trí như thế nào trong các cấu trúc trao đáp ở ngữ cảnh giao tiếp pháp đình tiếng Việt. | NGÔN NGỮ SỐ 12 2012 TÌM HIỂU CẤU TRÚC TRAO ĐÁP TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NHÂN TỐ QUYỀN LỰC Ở PHẠM VI GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH TIẾNG VIỆT ThS LƯƠNG THỊ HIỀN 1. Dẫn nhập . Những năm 70 của thế kỉ XX đã đánh dấu sự nở rộ của khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ liên ngành như ngôn ngữ học y học (medical linguistics), ngôn ngữ học giáo dục (educational linguistics), ngôn ngữ học sinh vật (biological linguistics)., ngôn ngữ học pháp luật (forensic linguistics). Và theo thời gian khuynh hướng này ngày càng khẳng định vị trí cũng như những đóng góp đích thực của nó trong lĩnh vực ứng dụng ngôn ngữ. Nhiều nhà khoa học đã nhận thức được vai trò quan trọng của ngôn ngữ trong các phạm vi giao tiếp pháp luật như hoạt động tố tụng của tòa án, hoạt động tư vấn của luật sư, hoạt động thẩm vấn, điều tra của cảnh sát Khối liệu của ngôn ngữ học pháp luật mở rộng từ ngôn ngữ dạng viết (các văn bản quy phạm pháp luật) sang ngôn ngữ dạng nói (các bản ghi âm hội thoại được chuyển thể sang dạng văn bản). Tuy nhiên ở Việt Nam, ngôn ngữ giao tiếp pháp đình vẫn còn là một lãnh địa còn bỏ ngỏ. . Trong hệ thống chính trị Việt Nam, quyền tư pháp được thực hiện qua hoạt động xét xử của tòa án và các hoạt động của những cơ quan, tổ chức tư pháp liên quan đến hoạt động xét xử của tòa án nhằm bảo vệ chế độ và pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của xã hội. Do vậy, khi bước vào giao tiếp pháp đình, những nhân vật giao tiếp (NVGT) hiện diện không phải với tư cách cá nhân - mà là người đại diện cho tổ chức tư pháp, được trao quyền lực tư pháp theo quy định của pháp luật: chủ tọa và hội đồng xét xử giữ quyền điều hành phiên tòa; đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố và quyền giám sát hoạt động xét xử; luật sư bổ trợ tư pháp, có quyền bào chữa và bảo vệ cho thân chủ. Tuy nhiên, tham gia vào giao tiếp pháp đình còn có những người tham gia phiên tòa, hiện diện với tư cách cá nhân, những con người cụ thể, gồm: bị cáo, bị hại (hoặc đại diện của bị .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN