tailieunhanh - Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam - PGS.TS. Hà Văn Hội
Bài viết Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam do Phó giáo sư, Tiến sĩ Hà Văn Hội biên soạn trình bày về bản chất của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, đồng thời chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu gồm các giai đoạn như: Sản xuất nguyên liệu, kéo sợi, dệt vải, nhuộm, in vải, cắt may và phân phối sản phẩm, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Tài liệu rất thích hợp với các bạn chuyên ngành Công nghệ vật liệu may mặc. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Kinh tế và Kinh doanh 28 2012 49-59 Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam 1 _ _ _ _ . . Hà Văn Hội Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội 144 Xuân Thủy Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 17 tháng 01 năm 2012 Tóm tắt. Bài viết trình bày bản chất của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đồng thời chỉ ra các giai đoạn cụ thể của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu gồm các giai đoạn như sản xuất nguyên liệu kéo sợi dệt vải nhuộm in vải cắt may và phân phối sản phẩm trong đó nhấn mạnh đến vai trò của sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Bài viết cũng dựa trên cách tiếp cận từ sản phẩm đầu ra để phân tích và làm rõ chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may gồm bốn thành phần chính khách hàng quốc tế nhà sản xuất trong nước nguồn cung ứng đầu vào và trung gian. Trong mỗi thành phần đó bài viết chỉ rõ những nguyên nhân làm cho giá trị gia tăng của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam còn thấp trong chuỗi giá trị xuất khẩu mặt hàng này. Từ khóa Chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may toàn cầu. 1. Đặt vấn đề Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là quy luật tất yếu. Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Trong bối cảnh hội nhập các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia -lãnh thổ hoặc một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phương cụ thể nhưng vẫn mang giá trị toàn cầu. Dệt may Việt Nam cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân đã tích cực tham gia vào thị trường thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn với kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai sau dầu mỏ - khí đốt nhưng giá trị gia tăng và 1 Bài viết được thực hiện trong khuôn khổ đề tài Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu kinh nghiệm của một số nước châu Á và gợi ý đối với Việt Nam với sự tài trợ .
đang nạp các trang xem trước