tailieunhanh - Điều trị ngộ độc cấp Ôpi bằng Naloxon và hồi sức hô hấp
Tệ nạn ma túy trong những năm gần đây gia tăng ở mức báo động. Tại khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) A9 và đơn vị cấp cứu của khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân ngộ độc cấp (NĐC) ôpi cũng ngày một tăng: 1996 có 6 bệnh nhân (BN), 1998 có 23 BN, 8 tháng đầu năm 2000 đã có 26 BN. Ngộ độc cấp ôpi có thể gây tử vong tức khắc hoặc trong vài giờ nếu không cấp cứu đúng và kịp thời. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do suy hô hấp. | TCNCYH19 3 - 2002 ĐIỂU TRỊ NGỘ Độc CẤP ỎPI BẰNG NALOXON VÀ HỒI sức HỎ HẤP Hà Trần Hưng Nguyễn Thị Dụ Phạm Duệ Bộ môn Hồi sức cấp cứu -Đại học Y Hà Nội 62 bệnh nhân ngộ độc cấp ôpi được điều trị bằng naloxon và hổi sức hô hấp theo phác đổ thống nhất. Do sử dụng tích cực naloxon tỷ lệ bệnh nhân cần phải đặt nội khí quản và thông khí nhân tạo giảm xuống đáng kể tương ứng là 29 và 17 7 so với 60 -40 trong các nghiên cứu trước đây. Các biểu hiện ngộ độc ôpi hổi phục rất nhanh và điều trị thành công ở hầu hết bệnh nhân 95 5 . Tác dụng phụ của naloxon không đáng kể. Chỉ có 2 bệnh nhân xuất hiện nôn sau khi tiêm tĩnh mạch naloxon có lẽ là biểu hiện của hội chứng thiếu thuốc nhẹ. Bóp bóng ambu với ôxi 100 là biện pháp hổi sức chủ yế u và cũng chỉ trong thời gian ngắn. Thở máy chỉ định trong những trường hợp suy hô hấp nguy kịch. Phù phổi cấp do heroin chiếm 82 các chỉ định thở máy. Có 7 bệnh nhân cần dùng PEEP tuy nhiên cũng chỉ cần mức PEEP thấp trung bình là 5 3 1 3 cmH2O. Phác đổ điều trị thành công ở 95 5 các trường hợp và 100 ở các bệnh nhân khi tới viện chưa có ngừng thở ngừng tim. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tệ nạn ma túy trong những năm gần đây gia tăng ở mức báo động. Tại khoa Hổi sức cấp cứu HSCC A9 và đơn vị cấp cứu của khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai số bệnh nhân ngộ độc cấp NĐC ôpi cũng ngày một tăng 1996 có 6 bệnh nhân Bn 1998 co 23 BN 8 tháng đầu năm 2000 đã có 26 BN. Ngộ độc cấp ôpi có thể gây tử vong tức khắc hoặc trong vài giờ nếu không cấp cứu đúng và kịp thời. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do suy hô hấp cấp. Hổi sức hô hấp HSHH và thuốc giải độc đặc hiệu naloxon có ý nghĩa quyết định trong điều trị NĐC ôpi. Tuy nhiên thực tế ở nhiều cơ sở y tế xử trí ngộ độc cấp ôpi hiệu quả còn hạn chế nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong còn cao. Nguyên nhân là do naloxon ít được sử dụng do nhiều bác sĩ chưa có được những thông tin cần thiết và thuốc còn rất thiếu ở các tuyến y tế. Quan trọng hơn là điều trị còn tùy tiện phác đổ cấp cứu ngộ độc cấp ôpi chưa được đánh giá bổ sung và
đang nạp các trang xem trước