tailieunhanh - Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam: Phần 1 - Trần Tùng Chinh

 Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam: Phần 1 trình bày các kiến thức nhập môn văn học dân gian Việt Nam như khái niệm, thuộc tính; các thể loại văn học dân gian Việt Nam như truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười và truyện ngụ ngôn. Đây là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích cho sinh viên chuyên ngành Sư phạm Văn và những ai quan tâm đến nền văn học dân gian Việt Nam. | Khoa Sư Phạm Văn Học Dân Gian Việt Nam Tác giả Trần Tùng Chinh PHẦN THỨ NHẤT NHẬP MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM CHƯƠNG 1 VĂN HỌC DÂN GIAN hiểu lịch sử tên gọi Để có được thuật ngữ quen thuộc Văn học dân gian như hiện nay tên gọi này đã phải trải qua một quá trình lịch sử phát triển kéo dài từ cách gọi tự phát trong dân gian - những người góp phần sáng tạo ra văn học dân gian - cho đến cách gọi định danh mang tính khoa học hơn của những nhà nghiên cứu. Từ thế kỷ XX trở về trước trong các tài liệu sưu tầm về bộ phận văn học này còn lại chỉ lưu hành những thuật ngữ gọi riêng lẻ từng thể loại văn học dân gian như truyện đời xưa truyện cười truyện cổ thật sự chưa có một sự giới thuyết khoa học nào về những tên gọi này. Người sử dụng chỉ mặc nhiên coi tên gọi về một thể loại đó có tính bao quát về một bộ phận văn học truyền miệng trong dân gian từ đời này sang đời khác từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi. Đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện những khái niệm liên quan đến văn học dân gian như Văn chương bình dân văn học bình dân văn chương đại chúng văn học đại chúng văn chương truyền khẩu văn chương truyền miệng văn học truyền miệng sáng tác truyền miệng dân gian sáng tác dân gian văn nghệ dân gian. Tuy nhiên trong ngành nghiên cứu văn học dân gian sau này các thuật ngữ vừa nêu không có tính phổ biến vì nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là những thuật ngữ ấy không có tính bao quát những đặc trưng quan trọng của văn học dân gian. Và điều đáng nói là những thuật ngữ ấy đã gây ra hiện tượng sử dụng khái niệm không thống nhất gây nhiều khó khăn phức tạp trong việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX trong giới nghiên cứu có những thuật ngữ được sử dụng dịch từ Folklore như văn hóa dân gian văn nghệ dân gian văn học dân gian. Folklore là một thuật ngữ tiếng Anh Folk nhân dân - lore hiểu biết trí tuệ được William J. Thoms - nhà nhân chủng học người Anh sử dụng lần đầu năm 1846 và sau đó thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi năm 1889. Theo ông .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN