tailieunhanh - Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân: Phần 2 - TS. Trần Văn Hiếu

Nghiên cứu khoa học là hoạt động trí tuệ phức tạp, có tính sáng tạo cao. Muốn nghiên cứu khoa học có hiệu quả phải có phương pháp. Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục công dân được biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu về việc học tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học đối với sinh viên ngành sư phạm Giáo dục công dân.  phần 2 giáo trình sau đây với nội dung Chương 3 - Các hình thức nghiên cứu khoa học và Chương 4 - Cách thức tiến hành một luận văn, một đề tài nghiên cứu khoa học. | 29 Chương 3 CÁC HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Viết bài là công việc mà bất kì nhà nghiên cứu nào cũng phải làm và càng nghiên cứu nhiều thì càng phải viết nhiều. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người đọc có thể hiểu được nội dung tư tưởng tác giả là điều không kém phần quan trọng như việc nghiên cứu. Tuy nhiên không phải ai cũng viết tốt viết đúng ngay mà phải luyện tập. Chính vì vậy công việc nghiên cứu khoa học cũng phải được rèn luyện kể cả nghiên cứu và viết từ đơn giản đến phức tạp từ dễ đến khó. Thông thường có các hình thức NCKH sau 1. Tóm tắt khoa học. 2. Tổng luận khoa học. 3. Nhận xét khoa học. 4. Bài báo khoa học. 5. Báo cáo khoa học. 6. Luận văn luận án. 7. Tài liệu giáo khoa sách giáo khoa. 8. Tác phẩm khoa học công trình khoa học . Ở đây chúng ta chỉ tập trung vào nghiên cứu loại 1 2 4 5 6 và đây cũng là những loại NCKH gần gũi thực tế với người học. Riêng phần 5 6 sẽ được trình bày riêng ở chương 4. . Tóm tắt khoa học TTKH . TTKH là nghiên cứu khoa học đơn giản nhất trong đó tác giả viết ngắn gọn lại nội dung một bài báo khoa học một báo cáo khoa học hay một cuốn sách. Mục đích của TTKH là tác giả muốn giới thiệu lại một công trình bài viết hoặc báo cáo gọi chung là công trình của một người nào đó cho những người chưa đọc hoặc chưa nghe nội dung ấy. Vì vậy bài viết phải nói lên hết được nội dung chính của công trình nhưng không dài dòng. Đặc biệt tóm tắt phải có đánh giá và kết luận về công trình đó. Đây cũng chính là tính khoa học của bài tóm tắt nó thể hiện trình độ chuyên môn của tác giả làm TTKH. Cần phân biệt TTKH một công trình với việc đi tìm mục đích của công trình ấy. Như trên đã trình bày trong TTKH các nội dung chính phải được nêu ra kể 30 cả phần mở đầu của công trình và nhận xét của người viết tóm tắt. Mục đích của công trình là sự khái quát toàn bộ công trình và có thể trả lời cho câu hỏi tác giả thực hiện công trình ấy để làm gì Khi viết mục đích phải tóm gọn trong 1 hoặc 2 câu. Vì vậy bài tóm tắt phải thỏa mãn yêu cầu sau . .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN