tailieunhanh - Tiểu luận Lý thuyết kế toán: Khuôn mẫu lý thuyết, lý thuyết thực chứng, kế toán theo giá gốc

Tiểu luận Lý thuyết kế toán: Khuôn mẫu lý thuyết, lý thuyết thực chứng, kế toán theo giá gốc nhằm so sánh chuẩn mực chung(VAS1) với khuôn mẫu IASB, FASB, chỉ ra mối quan hệ giữa VAS và các VAS còn lại, nguyên tắc “Nội dung quan trọng hơn hình thức”. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ THÀNH PHỔ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BÀI TẬP MÔN HỌC LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CHUYÊN ĐỀ KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT LÝ THUYẾT THỰC CHỨNG KẾ TOÁN THEO GIÁ GỐC GVHD TS. TRẦN VĂN THẢO NHÓM THỰC HIỆN Nhóm 3 LỚP KTKT ĐÊM KHÓA 21 TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 03 NĂM 2013 Bài tập môn Lý thuyết kế toán GVHD TS. Trần Văn Thảo Bài tập khuôn mẫu kế toán Câu 1 So sánh chuẩn mực chung VASl với khuôn mẫu IASB FASB Chuẩn mực chung kế toán Việt Nam VAS 01 Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực số 01 Chuẩn mực chung theo Quyết định 165 2002 QĐ-BTC ngày ra đời nhằm mục đích quy định và hướng dẫn các nguyên tắc yêu cầu kế toán cơ bản các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp được thống nhất theo xu hướng hội nhập quốc tế. Đây là một chuẩn mực khá đặc biệt vì nó không đi vào một vấn đề kế toán cụ thể nào mà đưa ra các khái niệm nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của kế toán tài chính. Chuẩn mực này không thay thế các chuẩn mực kế toán cụ thể. Việc tiếp cận với chuẩn mực chung sẽ giúp người làm công tác kế toán hiểu rõ cơ sở lý luận của toàn bộ các phương pháp xử lý kế toán cụ thể trong các chuẩn mực khác và xa hơn nữa có thể là căn cứ để tự đưa ra các phương pháp xử lý kế toán chưa được giải quyết trong một chuẩn mực kế toán cụ thể. Khuôn mẫu lý thuyết kế toán Framework là một lý thuyết quy chuẩn và diễn dịch dựa trên nền tảng lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. Khuôn mẫu lý thuyết kế toán được xem như các khái niệm cơ bản nhất của báo cáo tài chính làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán bảo đảm rằng các chuẩn mực này nhất quán với nhau. Đặc điểm của khuôn mẫu lý thuyết kế toán KMLTKT là các vấn đề được trình bày thành một hệ thống các khái niệm và nguyên tắc quan hệ hữu cơ với nhau và mang tính lý luận cao thể hiện một tầm nhìn bao quát với toàn bộ một hệ thống kế toán. KMLTKT chính thức được đưa ra trong các năm 1978-1985 do Ủy Ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính Financial Accounting Standards Board -FASB của Hoa Kỳ dưới tên gọi là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN