tailieunhanh - Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm kinh dịch

Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, đề tài "Tìm hiểu tư tưởng biện chứng trong tác phẩm kinh dịch" trình bày một vài nét về tác phẩm kinh dịch, tư tưởng về vận động, mối liên hệ và sự phát triển trong kinh dịch, một số quy luật chủ yếu trong kinh dịch. | A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ lâu Kinh Dịch được coi là một kỳ thư đã tạo nên sự bí ẩn hàng thiên niên kỷ là hiện tượng lạ trong lịch sử học thuật thế giới . Kinh Dịch là bộ sách tối cổ ra đời từ rất sớm những thành tố tư tưởng sơ khai của nó đã xuất hiện khi Socrate Heraclit. ở Hy Lạp chưa được sinh ra và Veda cùng Upanisad ở Ấn Độ vẫn chưa hình ở Trung Quốc Kinh Thi và Kinh Thư cũng không có nguồn gốc sâu xa bằng nó. Mặc cho sự thăng trầm của lịch sử có lúc khen lúc chê lúc thịnh lúc suy Kinh Dịch vẫn là một sự bí ẩn kỳ vĩ sừng sững thách đố trí tuệ của con người. Nó trải qua khói lửa bạo tàn dưới thời Tần Thủy Hoàng nổi tiếng với thái độ độc đoán cực đoan phân thư khinh nho đốt sách chôn sống học trò và qua bão táp của thời kỳ Đại cách mạng vãn hóa ở Trung Quốc với phong trào Phê Lâm Phê Khống đế ngày nay giống như khi Kinh Dịch xuất hiện đến giờ gần như nó vẫn đang trong quá trình hình thành và phát triển không ngừng âm thầm cống hiến cho văn hoá Trung Quốc cũng như nhân loại. Kinh Dịch không bao giờ bị quên lãng mà có sức cuốn hút mãnh liệt với bất cứ học giả một thời đại nào muốn tìm hiểu về nền văn hóa phương Đông trong dòng chảy tìm về những nền văn minh cổ xưa. Điều đáng kinh ngạc là Kinh Dịch không đơn thuần trình bày 64 quẻ bát quái mà nó còn trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Trung Hoa cổ cực thịnh. Nen văn minh cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn. Một nền văn minh cổ duy nhất của thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Khi khoa học hiện đại bắt đầu nhìn lại quá khứ những nhà khoa học trên thế giới đã xem xét Kinh Dịch với tri thức của con người hiện đại và liên hệ với những thành tựu hiện nay. Trong cuốn Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương Giáo sư Nguyễn Hữu Lượng. Nxb TP. Hồ Chí Minh 1992 phần thay lời giới thiệu có tựa là Tìm hiểu về Kinh Dịch do ông Trần Nguyên viết theo De R. Wilhem. Yi King với chú thích đăng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN