tailieunhanh - MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC TRÌNH BÀY THÔNG TIN TÀI SẢN THIẾU CHỜ XỬ LÝ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam được ban hành theo Quyết định 1141 ngày có quy định sử dụng tài khoản 138 “Phải thu khác”; tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 đó là tài khoản 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý” và tài khoản 1388 “Phải thu khác”. Trong đó TK 1381 được quy định dùng để phản ánh giá trị tài sản thiếu, mất mát, hư hỏng chưa xác định rõ nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý. Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân. | MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VIỆC TRÌNH BÀY THÔNG TIN TÀI SẢN THIẾU CHỜ XỬ LÝ TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Thạc sĩ. Nguyễn Ngọc Dung Trong hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam được ban hành theo Quyết định 1141 ngày có quy định sử dụng tài khoản 138 Phải thu khác tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 đó là tài khoản 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý và tài khoản 1388 Phải thu khác . Trong đó TK 1381 được quy định dùng để phản ánh giá trị tài sản thiếu mất mát hư hỏng chưa xác định rõ nguyên nhân còn chờ quyết định xử lý. Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý thì ghi ngay vào các tài khoản khác có liên quan không hạch toán vào TK 1381. Khi lên bảng cân đối kế toán chỉ tiêu tài sản thiếu chờ xử lý được trình bày trên phần tài sản mã số 154. Việc trình bày chỉ tiêu này trên báo cáo tài chính ở bảng cân đối kế toán có nhiều ý kiến không ủng hộ vì cho rằng khi được ghi nhận vào tài sản sẽ làm tổng giá trị tài sản tăng lên và như vậy báo cáo tài chính sẽ không phản ảnh trung thực. Và để giải quyết vấn đề này có nhiều quan điểm xử lý theo nhiều hướng khác nhau như - Được ghi âm ở loại A phần III bên phần nguồn vốn. - Bù trừ tài khoản tài sản thiếu chờ xử lý với tài khoản tài sản thừa chờ xử lý. - Ghi vào lỗ trong kỳ lỗ khác khi xử lý nếu có thu nhập ghi vào lãi lãi khác . Nếu xử lý theo quan điểm 1 thì ưu điểm nổi bật là thấy được tình hình trung thực số tài sản hiện hữu của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán nhưng nhược điểm đi kèm là việc thể hiện giảm nguồn vốn ở thời điểm này là chưa có cơ sở. Nếu xử lý bù trừ tài sản thiếu với tài sản thừa theo quan diểm 2 thì ưu điểm cũng giống quan điểm 1 là thấy được số tài sản hiện hữu nhưng nhược điểm của quan điểm này là không thấy rõ được thực trạng tài sản thiếu thừa trong doanh nghiệp như thế nào vì số liệu đã được bù trừ. Giả sử rằng nếu ngẫu nhiên tài sản thiếu và thừa ở một thời điểm phát sinh bằng nhau sau khi được bù trừ thì trên bảng cân đối kế toán hoàn toàn sẽ không

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN