tailieunhanh - Ghi chú bài giảng 5: Tiền, ngân hàng và vai trò của ngân hàng trung ương - Đỗ Thiên Anh Tuấn

Cùng tìm hiểu thế nào là tiền, tiền luân chuyển qua hệ thống ngân hàng và từ đó tác động lên các biến số kinh tế vĩ mô như thế nào, ngân hàng trung ương có vai trò và chức năng gì trong việc quản lý lượng tiền của nền kinh tế. Đó cũng chính là những vấn đề mà "Ghi chú bài giảng 5: Tiền, ngân hàng và vai trò của ngân hàng trung ương" hướng đến trình bày. | Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2014-2016 Kinh tế vĩ mô Ghi chú bài giảng 5 Tiền tệ ngân hàng và vai trò của ngân hàng TW Ghi chú Bài giảng 5 m Ầ K 1 X X Tiên ngân hàng và vai trò của ngân hàng trung ương Từ năm 2007 đến nay Việt Nam thường xuyên đối mặt với tình trạng lạm phát cao đi kèm với nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô khác chẳng hạn như biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái. Nhiều người cho rằng lạm phát cao ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân có cả nguyên nhân khách quan bên ngoài lẫn những nguyên nhân nội tại bên trong. Chúng ta sẽ không cố gắng đi tranh luận xem nguyên nhân nào là đúng nhưng có điều dù là nguyên nhân gì thì cũng không thể không nói đến nguyên nhân tiền tệ. Như Milton Friedman 1963 có nói Lạm phát luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ. 1 Điều hành chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát thuộc về chức trách của ngân hàng trung ương. Vậy liệu lạm phát ở Việt Nam tăng cao có phải trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không Cũng có một số ý kiến đồng tình với nhận định này nhưng những ý kiến khác thì cho rằng việc quy hết trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước trong nhiều trường hợp là không thỏa đáng. Một lập luận dẫn chứng là với mô hình tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay không được độc lập nên sẽ rất khó để cơ quan này thực thi chính sách của mình một cách có hiệu quả. Điều này chúng ta thấy đúng phần nào khi thời gian qua việc điều hành chính sách tiền tệ thường phải chạy theo chính sách tài khóa. Ngân hàng Nhà nước mặc dù nắm trong tay công cụ chính sách tiền tệ có thể kiềm chế được lạm phát song các chính sách này nhiều khi không được thực thi do phải hy sinh cho mục tiêu tăng trưởng của chính phủ hoặc trong trường hợp được thực thi thì cũng rất kém hiệu lực do một số nguyên nhân mang tính thể chế lẫn kỹ thuật. Điều hành chính sách tiền tệ trong tình thế có quá nhiều ràng buộc đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước như vậy thật không hề dễ dàng. Các vấn đề này sẽ được chúng ta thảo luận trong bài giảng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.