tailieunhanh - Điêu khắc thời Lý (1010 – 1225)

Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, hùng cường sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức, như sử gia Lê Văn Hưu nói: “nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền”. Các trung tâm Phật giáo ở Quảng Ninh, Hà Nam Ninh và đặc biệt ở Bắc Ninh, quê hương Nhà Lý được xây dựng đồ sộ theo kiểu thức kiến trúc Đông Nam Á, kéo theo một nền điêu khắc Phật giáo | Điêu khăc thời Lý 1010 - 1225 Đại Việt trở thành quốc gia độc lập hùng cường sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức như sử gia Lê Văn Hưu nói nhân dân quá nửa là sư sãi trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền . Các trung tâm Phật giáo ở Quảng Ninh Hà Nam Ninh và đặc biệt ở Bắc Ninh quê hương Nhà Lý được xây dựng đồ sộ theo kiểu thức kiến trúc Đông Nam Á kéo theo một nền điêu khắc Phật giáo. Các chùa thời Lý thường có 4 cấp ăn sâu và cao dần theo triền núi hoặc có mặt bằng hình vuông hình tròn trung tâm là tháp cao có tượng Phật đặt trong. Tượng A Di Đà chùa Phật Tích làm năm 1057 là tác phẩm đầu tiên của thế giới Phật giáo vĩnh hằng ở Bắc Bộ. Các tượng Kim Cương chùa Long Đọi tượng đầu người mình chim chạm khắc chùa Bà Tấm chùa Chương Sơn đều thống nhất một tinh thần viên mãn cá tính bị tan biến sau lớp đăng ten trang trí hoa văn dầy đặc trên bề mặt. Cột biểu chùa Dạm 1086 vay mượn từ biểu tượng Linga - Yoni Champa là tác phẩm đồ sộ cao 5 4m có tính hoành tráng. Tinh thần Thiền Nhà Lý đã chi phối tính ôn hoà và mạnh mẽ bên trong của các tác phẩm điêu khắc vừa khái quát về tổng thể kỹ lưỡng về chi tiết ở các công trình kiến trúc kỳ vỹ mà từ đó các bậc Thiền sư có thể Hú lên một tiếng lạnh cả trời Đạo Hạnh . Điêu khắc thời Lý tinh vi và cân đối mang cái trung dũng tĩnh tại và cái hư không của Phật Giáo .Vừa mới thoát khỏi nghìn năm nô lệ được sống trong thái bình thịnh vượng các nghệ sĩ có thể đắm mình trong tôn giáo và triết học tỉ mỉ tạc những pho tượng thể hiện cái nhìn thoát tục . Bên cạnh đó điêu khắc cũng chịu ảnh hưởng Chăm . Những hình trang trí trên mặt đá của Chương Sơn Hà Nam có bố cục dáng điệu và hình thể gần với điêu khắc Chăm nhưng cách biểu hiện khuôn mặt lại thuần Việt những khuôn mặt vũ nữ không tròn bầu xa xăm và có phần vô cảm như những khuôn mặt Chăm mà linh động và tươi trẻ. Pho tượng đời .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    152    1    27-01-2025