tailieunhanh - Quyền được sai và hoài nghi...

Phỏng vấn dịch giả Nguyễn Đôn Phước Đó là ý kiến của dịch giả Nguyễn Đôn Phước khi bàn về việc làm thế nào để cải thiện phương pháp luận khoa học - một “gót chân Achilles” của đa số sinh viên Việt Nam. Vì người trẻ cần phương pháp luận Nếu ai đó tò mò rằng, cơn cớ nào mà ông Nguyễn Đôn Phước lại lao vào dịch sách hàn lâm. Ông sẽ giải thích thế nào? Tôi nghĩ mình chỉ là người dịch nghiệp dư vì tôi không được đào tạo về dịch thuật qua trường lớp bài bản | Phỏng vấn dịch giả Nguyễn Đôn Phước Quyên được sai và hoài nghi. Lê Ngọc Sơn- Ngọc Dung thực hiện Sinh viên Việt Nam Đó là ý kiến của dịch giả Nguyễn Đôn Phước khi bàn về việc làm thế nào để cải thiện phương pháp luận khoa học - một gót chân Achilles của đa số sinh viên Việt Nam. Vì người trẻ cần phương pháp luận Nếu ai đó tò mò rằng cơn cớ nào mà ông Nguyễn Đôn Phước lại lao vào dịch sách hàn lâm. Ông sẽ giải thích thế nào Tôi nghĩ mình chỉ là người dịch nghiệp dư vì tôi không được đào tạo về dịch thuật qua trường lớp bài bản. Đó cũng là tình trạng chung của việc dịch sách học thuật vì chỉ có những người trong ngành nghiên cứu mới có điều kiện thuận lợi để hiểu sâu rõ hầu dịch sao cho không quá sai. Thật ra tôi không chọn việc này mà nó đã chọn tôi một cách rất tình cờ. Khi tôi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó và thấy rằng sách báo Việt Nam chưa đề cập nhiều thì tôi dịch. Dịch thuật với tôi là một cách tự học hiệu quả nhất. Những hiểu biết tiếp thu ở đại học chỉ là nền còn lại phải tự mình cập nhật và nâng cấp qua việc dịch sách. Có những kiến thức tôi tưởng như đã hiểu hết nhưng khi bắt tay vào dịch mới ngộ thêm nhiều điều. Hơn nữa xã hội luôn tồn tại nhu cầu về các sách phổ biến khoa học sách dẫn nhập -những thứ rất thiếu ở nước ta. Khi tôi còn trẻ Việt Nam đã từng có những bản dịch sách kinh điển rất hay như Toán xác suất của H. Cramer nhưng bây giờ không có những loại sách như thế nữa. Tôi thấy những gì mà ngày xưa tôi được hưởng mà bây giờ các bạn trẻ lại không có thì tôi làm lý do rất đơn giản như vậy thôi. Điều mà ông chú trọng nhất khi tiến hành dịch những tác phẩm kinh điển sang tiếng Việt là gì Khi chọn sách để dịch tôi luôn chú ý đến hoàn cảnh bạn đọc Việt Nam. Được ưu tiên là những quyển sách trình bày rõ ràng những cơ sở nền tảng kiến thức và có chú trọng về phương pháp luận. Dù có nhắc đến hay định nghĩa thế nào là phương pháp luận hay không các sách này đều thể hiện một tính sư phạm cao trình bày khá trung thành những cách tiếp cận khác nhau. Để phục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN