tailieunhanh - Bài giảng Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông (Phần 2) - PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng, TS. Lê Hữu Ái

Bài giảng "Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông (Phần 2)" cung cấp cho người học các nội dung: Triết học Trung Hoa cổ, trung đại; các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại. nội dung chi tiết. | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần B NGƯỜI BIÊN SOẠN . NGUYỄN TẤN HÙNG TS. LÊ HỮU ÁI B. TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ TRUNG ĐẠI I. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm 1 Hoàn cảnh lịch sử Lịch sử Trung Hoa cổ đại chia thành hai thời kỳ Thời tam đại Ba triều đại nhà Hạ nhà Thương và nhà Tây Chu thế kỷ XI-VIII TCN . Thời kỳ Xuân thu- Chiến quốc - Thời kỳ Xuân Thu 770-475 - Thời kỳ Chiến quốc 475-221 Triết học Trung Hoa ra đời trong thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc. Trong thời kỳ Xuân thu-Chiến quốc một loạt vấn đề xã hội quan trọng đặt ra cho các nhà triết học trong đó vấn đề quan trọng nhất là tìm con đường kế sách đưa đất nước Trung Hoa từ loạn thành trị. Các thế lực phong kiến đang lên có nhu cầu sử dụng những người hiền tài và đồng thời cũng đe cho họ có được tự do tư tưởng trong những giới hạn nhất định. Những điều kiện đó tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhà triết học phát triển và khẳng định quan điểm của mình. Chính vì thế xuất hiện nhiều trường phái triết học đa dạng. Họ đưa ra nhiều con đường kế sách khác nhau đối lập nhau đấu tranh với nhau tạo ra không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Quốc. Lịch sử Trung Quốc gọi thời kỳ này là thời kỳ Bách gia chư tử Bách gia tranh minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.