tailieunhanh - Giáo trình Cây khoai lang: Phần 2

Nối tiếp phần 1 cuốn "Giáo trình Cây khoai lang" mời các bạn cùng tìm hiểu phần 2 với các nội dung chính như: Đặc tính sinh lý và yêu cầu sinh thái; kỹ thuật trồng; thu hoạch - bảo quản - chế biến khoai lang;. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. | Chương 4 ĐẶC TÍNH SINH LÝ VÀ YÊU CẦU SINH THÁI . ĐẶC TÍNH SINH LÝ . Những đặc điểm cần lưu ý Khoai lang là loài thực vật hai lá mầm ngoài những đặc tính sinh lý chung của thực vật đối với khoai lang cần lưu ý một vài đặc điểm sau Quang hợp - Khoai lang quang hợp theo chu trình C3 chu trình Calvin . Sản phẩm đầu tiên được tạo nên trong chu trình này là một hợp chất có 3C axit phosphoglyxeric APG . Chu trình C3 là chu trình quang hợp cơ bản nhất của thế giới thực vật và nó xảy ra trong tất cả thực vật thượng đẳng hay hạ đẳng thực vật C3 C4 hay thực vật CAM. Trong chu trình nhiều sản phẩm sơ cấp của quang hợp được tạo ra. Đó là các hợp chất C3 C5 C6. Đây là các nguyên liệu quan trọng để tổng hợp nên các sản phẩm quang hợp thứ cấp như đường tinh bột axit amin protein lipib. - Đặc điểm cây khoai lang có thân bò số lượng lá một cây lớn 300 - 400 lá cây nên kết cấu tầng lá không hợp lý lá bị che khuất nhau làm giảm hiệu suất quang hợp thuần và hệ số sử dụng ánh sáng của khoai lang ảnh hưởng đến khối lượng vật chất đồng hoá vật chất khô được tạo ra cung cấp cho cây. . Sự biến đổi tính chất hoá - lý sinh trong củ khoai lang sau thu hoạch Sau khi thu hoạch củ khoai lang vẫn là cơ thể sống cho nên vẫn tiếp diễn một loạt các quá trình hoá - lý sinh phức tạp mà điển hình là quá trình hô hấp sự hình thành chu bì vết thương nảy mầm thối . Theo Nguyễn Đình Huyên thì cường độ hô hấp giảm dần và hệ số hô hấp tăng dần theo thời gian bảo quản. Đây là dấu hiệu chuyển dần từ hô hấp hiếu khí sang hô hấp yếm khí. Nếu độ ẩm của không khí thấp mà thông gió thì củ khoai chóng mất nước sức đề kháng của củ sẽ giảm. - Mọc mầm Là quá trình sinh lý thông thường của củ. Khi mọc mầm hoạt động sinh lý của củ rất mạnh cường độ hô hấp tăng đến cực đại quá trình chuyển hoá tinh bột thành đường để nuôi mầm diễn ra khá mạnh làm cho hàm lượng chất khô trong củ giảm. - Tổn hao chất khô trong củ chính là tổn hao tinh bột. Thường sau bảo quản 50 ngày tinh bột giảm xuống gần 1 2 so .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN