tailieunhanh - Đề thi giải toán bằng máy tính casio cấp tỉnh Thanh Hóa môn: Hóa học (Năm học 2009-2010)
Đề thi giải toán bằng máy tính casio cấp tỉnh Thanh Hóa môn "Hóa học" năm học 2009-2010 gồm 10 câu hỏi trong thời gian làm bài 150 phút, để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi. Hy vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới. | ĐỀ THI GIẢI TOÁN BẰNG MÁY TÍNH CASIO CẤP TỈNH Năm học: 2009 - 2010 Thời gian: 150’ Câu 1: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH=2,88. Cần pha loãng dung dịch bao nhiêu lần để được dung dịch có độ điện li tăng gấp 5 lần? Câu 2: Có 2 bình được giữ ở nhiệt độ không đổi 250C, Bình 1: Dung tích 1 lít, bình 2: Dung tích 3 lít được nối với nhau bằng một khoá K. Bình 1 chứa 1mol N2O4 và 0,086mol NO2, bình 2 chân không. KC(ở 250C) = 4,. Tính nồng độ và áp suất riêng phần của mỗi khí ở TTCB? Câu 3: Đổ 300ml dung dịch Na2SO4 0,05M vào 200ml dung dịch CaCl2 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng(hệ đạt cân bằng) thì T=[Ca2+][SO42-] = . Tính khối lượng kết tủa tạo thành? Câu 4: Cho 13,44 lít hỗn hợp C2H4, C2H2 và khí A. được trộn với 8,96 lít H2. Cho toàn bộ đi qua Pt(nung nóng) sản phẩm là một hợp chất hữu cơ duy nhất. Biết thể tích của C2H4 bằng trung bình cộng thể tích của 2 khí còn lại. Xác định CT của khí A và thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. Các thể tích đo ở đktc. Câu 5: Hỗn hợp gồm anhđehit no đơn chức và C2H4 có khối lượng riêng bằng 1,726g/l. Muốn đốt cháy hoàn toàn 2,90g hỗn hợp phải dùng tối thiểu 4,48lít O2 (đktc). Tìm CT của anđehit và số mol của mỗi chất trong hỗn hợp. Câu 6: Viết CTCT và gọi tên hợp chất X: Biết rằng có thể chuyển hoá X thành glixerol khi cho tác dụng với NaOH và X hoà tan được dung dịch Cu(OH)2 .Phân tử khối của X<120. Nếu đốt cháy hoà toàn 16,58835g X cần 12,6 lít O2 thu được 19,80495g CO2, 9,4584g H2O và 1,68 lít khí Y(dạng đơn chất). Các thể tích đo ở đktc. Câu 7: Zn dể tan trong dung dịch nào hơn trong 2 dung dịch sau: Dung dịch AgNO3 và dung dịch AgNO3 có lẫn NaCl. Biết , , T=[Ag+][Cl-] = 1, Câu 8: Cho năng lượng liên kết của: N-H O=O N N H-O N=O KJ/mol 389 493 942 460 627 Phản ứng nào sảy ra nhanh hơn? 2NH3 + O2 N2 + 3H2O (1) 2NH3 + O2 2NO + 3H2O (2) Câu 9: Cho V lít CO qua ống sứ đựng 5,8 gam Oxít sắt(FexOy) nung đỏ một thời gian thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch C và 0,784 lít khí NO. Cô cạn C thu được 18,15 gam muối sắt(III) khan. Nếu hoà tan B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. a. Xác định CT oxit sắt b. Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong B. Câu 10: Nung FeS2 trong không khí thu được hỗn hợp khí có thành phần: 7%SO2, 10%O2, 83%N2 theo số mol. Đun hôn hợp khí trong bình kín ở 8000K theo phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3. KP= 1, a. Tính độ chuyển hoá theo số mol của SO2 thành SO3 ở 8000K. Biết Pbình=1atm, số mol hỗn hơp khí khi chưa đun nóng là 100mol. b. Nếu tăng P lên 2 lần. Tính độ chuyển hoá theo số mol của SO2 thành SO3 ở 8000K.
đang nạp các trang xem trước