tailieunhanh - Phương pháp bao kín bằng phim pô-li-ét-te sử dụng băng dính hai mặt

Sherelyn Ogden - Trưởng bộ phận Bảo quản, Minnesota Historical Society Phương pháp bao kín là một kỹ thuật đơn giản với mục đích là bảo vệ tài liệu không bị sờn, rách và bụi. Tài liệu được cất giữa hai tấm phim pô-li-ét-te trong, mép được dán kín bằng băng dính hai mặt. Sau khi được bọc kín, thậm chí tài liệu thuộc loại giấy giòn cũng có thể được sử dụng một cách an toàn. Khi mở ra cũng rất dễ dàng bằng cách cắt cẩn thận bì phim dọc theo mép vào khoảng trống giữa băng dính. | Phương pháp bao kín bằng phim pô-li-ét-te sử dụng băng dính hai mặt Phương pháp bao kín bằn phim po-li-et-tc sứ dun bấnií dính hai mặt Sherelyn Ogden - Trưởng bộ phận Bảo quản Minnesota Historical Society Phương pháp bao kín là một kỹ thuật đơn giản với mục đích là bảo vệ tài liệu không bị sờn rách và bụi. Tài liệu được cất giữa hai tấm phim pô-li-ét-te trong mép được dán kín bằng băng dính hai mặt. Sau khi được bọc kín thậm chí tài liệu thuộc loại giấy giòn cũng có thể được sử dụng một cách an toàn. Khi mở ra cũng rất dễ dàng bằng cách cắt cẩn thận bì phim dọc theo mép vào khoảng trống giữa băng dính và tài liệu. Phim pô-li-ét-te cũng có thể được dán bằng cách sử dụng thiết bị tạo ra hàn siêu âm hoặc hàn hơi nóng. Tuy nhiên băng dính hai mặt vẫn là cách phổ biến nhất khi mà số lượng làm bao kín giới hạn bởi vì chi phí cho thiết bị cần thiết để hàn siêu âm và hàn hơi nóng rất cao. Tài liệu đóng bao được giữ nguyên vị trí trong bao phim bởi tĩnh điện. Tĩnh điện còn giúp gắn kết các trang rách lại với nhau giảm bớt việc cần thiết phải sửa chữa miếng rách nhỏ trước khi đóng bao. Tuy nhiên tĩnh điện lại làm lỏng phụ trợ gắn kèm vào giấy. Chính vì lý do này mà kỹ thuật không thích hợp với tài liệu có phụ trợ không được gắn chặt vào giấy như màu phấn than chì và bút chì. Nếu như không chắc chắn hãy kiểm tra thử ở một nơi kín đáo nếu phụ trợ bay mất thì không nên bao kín tài liệu đó. Nghiên cứu của Thư viện Quốc hội đã cho thấy giấy axít lão hóa nhanh hơn sau khi được đóng bao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu để một khoảng trống không khí ở góc của bao phim cũng không làm chậm lại việc lão hóa. Nên để một người có kinh nghiệm làm việc kiềm hóa tài liệu trước khi đóng bao. Nếu như việc làm này không thực hiện được thì vẫn có thể đóng bao để bảo vệ tài liệu dễ rách hoặc tài liệu nặng. Thư viện Quốc hội nhận thấy rằng trong trường hợp như vậy hãy đặt giấy đệm có cùng kích thước và hình dạng như tài liệu vào phía sau thì có thể giảm được tốc độ lão hóa. Tài liệu chưa kiềm hóa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN