tailieunhanh - Ngạt do ngộ độc CO

Ôxýt cacbon thể khí, không màu, không mùi, không có tính kích thích. Tất cả những chất có chứa cacbon khi cháy không hoàn toàn đều sinh ra ôxýt cacbon. Ví dụ, đốt than, hoặc than củi để sưởi, thông khói không tốt, khi lửa tắt, ống thông khói bị rách hoặc van bị hở hầm sấy lương thực ở nông thôn, sửa chữa xe hơi, xả khói ở nơi thông khói, làm việc trong các hầm lò, xưởng đúc vệ sinh kém. . | NGẠT DO NGỘ ĐỘC OXYT CARBON (CO) I. SƠ LƯỢC VỀ O XYT CARBON Ôxýt cacbon thể khí, không màu, không mùi, không có tính kích thích. Tất cả những chất có chứa cacbon khi cháy không hoàn toàn đều sinh ra ôxýt cacbon. Ví dụ, đốt than, hoặc than củi để sưởi, thông khói không tốt, khi lửa tắt, ống thông khói bị rách hoặc van bị hở hầm sấy lương thực ở nông thôn, sửa chữa xe hơi, xả khói ở nơi thông khói, làm việc trong các hầm lò, xưởng đúc vệ sinh kém. II. LOẠI HÌNH PHÁP Y Ngạt CO thường gặp do tai nạn rủi ro Có thể gặp do tự tử. Hiếm gặp trong án mạng III. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Trúng độc mức độ nhẹ (nồng độ ôxýt cacbon trong máu khoảng 20% ~ 30%):- - Bắt đầu có cảm giác nặng đầu, trán căng nhức, sau đó là đau đầu - Thị lực kém. - Buồn nôn và nôn. - Chân tay rã rời. Mặc dù vẫn còn ý thức, nhưng người bị trúng độc không thể tự đI lại. Trúng độc nặng (nồng độ CO trong máu trên 60%) thì ngoài các biểu hiện trên,rối loạn ý thức, rối loạn cơ tròn, mạch và hô hấp tăng, co giật, cuối cùng là hôn mê và tử vong. IV. CƠ CHẾ GÂY NGẠT Do ngộ độc CO là do thiếu oxy ở tổ chức vì không vận chuyển được oxy Hb + O2 HbO2 Hb + CO HbCO - Phản ứng 2 mạnh gấp 300 lần phản ứng 1 - Phản ứng khử HbCO khó gấp lần phản ứng khử của HbO2 để tạo ra Hb tự do Lượng gây chết: +) Khi không khí có (CO) với nồng độ 0,8 ~ 1,5% nếu hít thở trong vòng 1/2 đến 1 giờ có thể dẫn đến tử vong. +) Nồng độ CO gây chết người trong máu bình quân là 60% ~ 70%. V. GIÁM ĐỊNH PHÁP Y 1- DẤU HIỆU BÊN NGOÀI Mặt tím tái. Da có những chấm xuất huyết. Niêm mạc mắt sung huyết màu đỏ như son . Nếu trúng độc kéo dài khoảng 12 giờ , đã được xử lý cấp cứu thì CO sẽ thải ra khỏi phổi, máu sẽ còn ít CO nên các biểu hiện như trên giảm đi. Dấu vết bỏng Các thương tích trước và sau chết (vị trí, hình dáng, kích thước, đặc điểm, chiều hướng) Hiện trường Hoen tử thi màu đỏ 2- DẤU HIỆU BÊN TRONG Dấu hiệu ngạt: sung huyết chảy máu các phủ tạng có màu đỏ như son Có thể có dị vật bụi than tro Phân biệt bằng đun máu trong ống nghiệm Các thương tích bên trong GÂY THỰC NGHIỆM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG BÊN TRONG 3- Các xét nghiệm cần làm Xét nghiệm độc chất Xét nghiệm mô bệnh học XN ®éc chÊt Máu là mẫu xét nghiệm quan trọng, tiếp theo là cơ, đặc biệt là cơ ở vùng ngực. Tử thi hư thối tương đối chậm, HbCO có thể được lưu lại trong cơ thể tương đối lâu. Theo tài liệu ghi chép, sau khi chôn được 210 ngày vẫn còn tìm thấy CO trong thi thể. Ôxýt cacbon tìm thấy trong máu tử thi có nồng độ từ 25% ~ 85%, bình quân là 50%. Tuy nhiên, trong những thi thể bị chết cháy, nồng độ này không tăng rõ rệt. Trong thi thể chết do hít phải khói thải của động cơ, nồng độ này cao tới 48% ~ 93%, bình quân là 72%. VI. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Chết ngạt CO hay Ném xác chết vào đám cháy NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ Hoen tử thi có màu đỏ như son, máu đỏ tươi, đốt mau hoặc phủ tạng máu rỉ ra vẫn đỏ tươi. Cơ chế ngạt do ngộ độc CO gây tử vong là do không vận chuyển được oxy đến mô dẫn đến ngạt tế bào. GHI NHỚ 1) Hoen tử thi màu đỏ son (đỏ cánh sen) cho phép nghĩ đến bệnh nhân ngộ độc CO: Đúng. Sai. 2) Cơ chế gây ngạt do ngộ độc CO: Do tắc nghẽn đường thở. Do không vận chuyển được oxy đến mô gây ngạt tế bào (thiếu oxy ở tổ chức mô). 3) Xét nghiệm đốt bệnh phẩm phủ tạng trong ngạt do ngộ độc CO thì bệnh phẩm không đổi màu hoặc diện cắt vẫn chảy máy đỏ: Đúng. Sai. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.