tailieunhanh - ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG HẠN HÁN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CHÈ PH1 TẠI BA VÌ, HÀ TÂY

Hạn hán được coi là một thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp bởi nó làm phá vỡ cân bằng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Nước ta có khí hậu nhịêt đới gió mùa, sự biến động của các yếu tố khí hậu hàng năm rất lớn. Hơn nữa, do sự biến đổi khí hậu khu vực và toàn cầu, những năm gần đây hạn hán nghiêm trọng thường xảy ra. Trên lãnh thổ Việt Nam có thể phân biệt 2 mùa hạn hán là hạn mùa đông và hạn mùa. | Hàng năm cây chè bắt đầu phân hoá mầm từ vụ Xuân sau một thời kỳ nghỉ Đông. Thông thường chè thu hái có thể sinh trưởng khoảng 6 - 7 đợt tuỳ tuổi chè và điều kiện khí hậu. Các đợt sinh trưởng diễn ra trong điều kiện thời tiết khác nhau thì độ dài thời gian mỗi đợt cũng khác nhau. Hàng năm các đợt sinh trưởng đầu vụ và cuối vụ thường kéo dài do nhiệt độ thấp và chế độ mưa ẩm không thuận lợi. Mỗi đợt sinh trưởng tạo ra rất nhiều lứa hái, các đợt sinh trưởng giữa vụ có điều kiện nhiệt độ, bức xạ và mưa ẩm thuận lợi có thể cho từ 4 - 6 lứa hái. Để tạo ra 1 lứa hái búp chè trải qua 2 giai đoạn: sinh trưởng ẩn và sinh trưởng hiện. Sinh trưởng ẩn diễn ra trong cành chè, không biểu hiện ra ngoài, đó là quá trình phân hoá mô, phân chia các tế bào nách lá để hình thành búp và lá. Giai đoạn sinh trưởng hiện tính từ thời kỳ búp chè nhú ra khỏi nách lá đến thu hái, đó là quá trình tăng trưởng khối lượng búp và lá. Hai giai đoạn sinh trưởng nối tiếp nhau để tạo thành lứa hái. Năng suất chè được kiến tạo từ các đợt sinh trưởng và lứa hái vì thế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố khí tượng. Kết quả đánh giá điều kiện khí hậu các đợt sinh trưởng của chè trình bày ở bảng 2 và 3.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN