tailieunhanh - Nghệ thuật làm giấy của những người thợ dân tộc Mông

Những người thợ dân tộc Mông ở Pà Cò (huyện Mai Châu, Hoà Bình) đã lập kỷ lục làm ra tờ giấy bằng phương pháp thủ công lớn nhất Việt Nam - khổ 1,8m x 56m tại Hội chợ Quà tặng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2012 hôm vừa qua. Tồn tại ít nhất 300 năm trở lại đây, nghề làm giấy thủ công là nét văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số nước ta trong đó có người Mông Cứ đến tháng 10 âm lịch, bà con người Mông ở xã Pà Cò (huyện. | Những người thợ dân tộc Mông ở Pà Cò huyện Mai Châu Hoà Bình đã lập kỷ lục làm ra tờ giấy bằng phương pháp thủ công lớn nhất Việt Nam - khổ 1 8m x 56m tại Hội chợ Quà tặng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2012 hôm vừa qua. Tồn tại ít nhất 300 năm trở lại đây nghề làm giấy thủ công là nét văn hoá độc đáo của nhiều dân tộc thiểu số nước ta trong đó có người Mông Cứ đến tháng 10 âm lịch bà con người Mông ở xã Pà Cò huyện Mai Châu tỉnh Hoà Bình lại vào rừng chặt những cây giang bánh tẻ về làm giấy. Anh Sùng A Pha người có kinh nghiệm nhiều năm làm giấy thủ công của người Mông ở xã Pà Cò cho biết Người Mông chúng tôi chuẩn bị cho năm mới từ rất sớm bằng tiếng đập giấy rộn rã khắp các bản. Mọi người làm giấy để dùng cho việc viết chữ làm các lễ vật để thờ cúng trời đất tổ tiên . Kỹ thuật làm giấy của người Mông khác với giấy dó của người Kinh. Người Mông thường làm giấy bằng cây giang. Cây giang được chặt về cạo sạch lớp vỏ xanh bên ngoài rồi nấu với tro bếp người Mông gọi là chảu . Sau khi nấu khoảng từ 10 đến 12 giờ đồng hồ cây giang được vớt ra ngâm nước tiếp khoảng 7 đến 10 ngày. Khi đã ngấu cây giang mềm rũ ra những người phụ nữ vớt ra rồi đập kỹ. Cây giang chỉ còn lại những sợi nhỏ li ti. Người ta cho vào nước khuấy lên sau đó có thể bắt đầu làm giấy. Nếu như người Kinh làm giấy dó bằng cách seo giấy trong các niềm seo thì người Mông dùng kỹ thuật đổ giấy . Người ta căng một lớp vải mỏng ngày nay thường dùng bằng vải màn làm khuôn rồi đổ thứ bột giang kia lên. Nước sẽ chảy xuống qua lớp vải đọng lại lớp bột. Lớp bột giang khô đi người ta bóc ra là được một tờ giấy. Đặc biệt do sợi giang dài dai nên độ liên kết rất cao giấy từ cây giang rất bền xé không rách. Việc đổ giấy đòi hỏi bàn tay khéo léo của người phụ nữ vì nếu đổ không đều tờ giấy chỗ mỏng chỗ dày kém thẩm mỹ. Với kỹ thuật đổ giấy độc đáo người Mông có thể làm khổ giấy lớn tuỳ theo mình mong muốn không bị hạn chế theo khuôn như giấy của người Kinh. Vì thế tham gia Hội chợ Quà tặng và thủ công mỹ nghệ Hà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.