tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sỹ: Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám 1945

Tóm tắt luận văn Thạc sỹ "Hình tượng nhân vật trẻ em trong sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám 1945" giới thiệu đến các bạn những hình tượng trẻ em trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam qua sáng tác của Thạch Lam, Nam Cao, Nguyên Hồng,. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Sư phạm Văn. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MỘNG THƠ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG SÁNG TÁC CỦA THẠCH LAM NAM CAO NGUYÊN HỒNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 Chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nang - Năm 2011 2 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. BÙI THANH TRUYỀN Phản biện 1 TS. NGUYỄN THANH SƠN Phản biện 2 . HỒ THẾ HÀ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nằng vào ngày 12 tháng 11 năm 2011. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nằng - Thư viện trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nằng. 3 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thạch Lam Nam Cao Nguyên Hồng đều là những tên tuổi nổi bật của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Với độc giả ba tác giả này khá quen thuộc và gần gũi bởi từ lâu những sáng tác của họ đã in đậm dấu ấn trong tâm thức nhiều thế hệ. Trong số những đại diện xuất sắc của nền văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ngoài Thạch Lam Nam Cao Nguyên Hồng những người viết về những vấn đề liên quan đến trẻ em không nhiều. Đây là ba cây bút có nhiều duyên nợ với thế giới trẻ thơ. Không giống như nhiều tên tuổi khác trong giai đoạn văn học 1930 -1945 thường hướng đến đề tài người nông dân bị tha hoá bần cùng hoá người trí thức nghèo hay những kẻ lưu manh ở đô thị ba tác giả này còn có một mảng riêng ghi được dấu ấn trong lòng người đọc mảng sáng tác về đề tài trẻ em - đối tượng cần được quan tâm yêu thương và bảo vệ. Nhờ họ người đọc có điều kiện hiểu sâu hơn về những số phận khốn cùng những bi kịch và thân phận con người trong xã hội thực dân phong kiến. Chính vì vậy mảng truyện này đã hấp dẫn nhiều độc giả nhất là trẻ em bởi nhờ thế người đọc nhỏ tuổi có thể tìm thấy bóng dáng mình ở đấy và người lớn như được quay về với thế giới tuổi thơ của mình. Người đọc dễ dàng nhận thấy ở mảng sáng tác có phần lệch dòng này cả ba nhà văn đều có .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN