tailieunhanh - Thông tin về nấm mối

nội dung tài liệu "Thông tin về nấm mối" dưới đây để nắm bắt được những kiến thức tổng quan về nấm mối, một số bài thuốc đông y sử dụng nấm mối, các món ăn được chế biến từ nấm mối. Hy vọng nội dung tài liệu phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu. | Mỗi năm, thời điểm từ khoảng mùng 5 tháng 5 âm lịch, vùng sông nước miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu vào mùa nấm mối. Thứ nấm trời cho này nếu ai đã từng thưởng thức, chắc khó mà quên được hương vị độc đáo của nó. Mùa săn nấm mối Khi xuất hiện những đám mưa nặng hạt kéo dài vài ngày thì trời chớm nắng – cũng là lúc nấm mối bắt đầu mọc. Mùa nấm mối kéo dài từ khoảng đầu tháng 5 đến nửa tháng 6 âm lịch hàng năm, rộ nhất vào đầu tháng 6. Đây là loại nấm tự nhiên, con người không thể trồng được và thường xuất hiện gần những tổ mối đất trong vườn. Loại mối này làm tổ nơi đất cao ráo, có nhiều cây mục. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám, có khi kéo dài vài mét. Biết được đặc điểm này, người dân đi săn nấm mối phải dậy từ lúc trời còn khuya, xách đèn đi dò tìm khắp nơi trong vườn. Có điều, nấm mối thường mọc lại hay mọc xung quanh nơi mà năm trước đã có nên dễ tìm. Nấm mối ngày đầu mọc chỉ nhỏ bằng hạt tiêu, đầu nhọn vừa nhú trên mặt đất, người dân gọi đó là “núm nứt đất”. Nấm cỡ này chưa thể nhổ, nên người nào phát hiện sẽ “xí phần” – lấy 1, 2 tàu lá dừa phủ lên hay cắm một đoạn cây vào đó làm dấu hiệu để mọi người biết đây là nơi đã có chủ. Chứ không như phải mắc võng canh cây sưa. Không tới hai ngày nấm đã nhô khỏi mặt đất, cao khoảng 3 – 4 cm nhưng nấm chưa nở. Đến hết ngày thứ hai nấm mới bắt đầu nở, đây là lúc thu hoạch tốt nhất và dùng làm thức ăn ngon nhất. Đặc biệt, nhổ nấm không được dùng dao hay bất cứ thứ gì bằng kim loại, vì người dân cho rằng, nấm nghe hơi dao sắt mùa sau sẽ lặn mất, không mọc nữa, nên những chỗ đất cứng dùng que tre, que gỗ để bới gốc nhổ nấm. Đi săn nấm, hái nấm có nhiều chuyện ly kỳ, có người kể rằng: Ai “nặng vía” không thể nào tìm được nấm mối, nếu có đi ngang chỉ có giẫm lên mà thôi, còn người “nhẹ vía” có thể tìm được rất nhiều. Hoặc những người nào mà không ăn được nấm mối có thể đánh hơi được mùi nơi có nấm mọc.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN