tailieunhanh - Đề tài về: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nhật báo “ Nikkei”(Nhật bản) đánh giá thị trường các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của con người Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, giàu tiềm năng với doanh số tiêu thụ các sản phẩm này trong năm 2009 ước tính đạt 120 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2004. Theo báo trên, nguyên nhân khiến thị trường này tăng với tốc độ chóng mặt là do thu nhập của người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp. một số khu vực đông dân khác đang tăng cao. Các nhà phân tích cho. | Hiện nay hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam. Trong đó các dòng mỹ phẩm cao cấp như Lancome, Shiseido, Lower các loại trung bình như: Avon, Debon, Nivea, Pond’s Hazeline cùng các thương hiệu mỹ phẩm nội như Sài gòn, Thorakao, Lana, BionaMốc khởi sắc của thị trường mỹ phẩm Việt Nam bắt đầu từ năm 1997,khi công ty Debon của Hàn quốc xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam, nay lại có thêm Avon cũng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam và giá thành các sản phẩm của các công ty này gần như giảm một nữa so với hàng nhập. Năm 2006 hãng mỹ phẩm nỗi tiếng của Nhật bản Menard quyết định giới thiệu hàng vào các trung tâm thương mại ở hai thành phố lớn là Tp, HCM và Hà Nội. Mới đây Gueylain-một nhãn hàng mỹ phẩm của Pháp với lịch sử hơn 170 năm cũng đã có những động thái tiếp cận thị trường Việt Nam khi thông báo tìm đại lý với các chính sách và ưu đãi hấp dẫn. Qua hàng loạt các sự kiện trên để chúng ta thấy rằng thị trường sản xuất và phân phối mỹ phẩm tại nước ta rất cạnh tranh và khốc liệt khi giới trẻ và đại đa số người dân có phong trào sử dụng hàng ngoại.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.