tailieunhanh - Giáo án bài 5: Cơ quan tiêu hóa - Tự nhiên Xã hội 2 - GV.L.K.Chi

Mục tiêu của giáo án bài Cơ quan tiêu hóa giúp học sinh nêu được các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể. Biết cách rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ. | CƠ QUAN TIÊU HÓA A- MỤC TIÊU: -Nêu được tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình(phân biệt được ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá). B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Phóng to tranh SGK. Hình ảnh về các loại thức ăn uống. - HS: SGK. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định: II- Kiểm tra bài cũ: “làm gì để xương và cơ phát triển tốt” - Hỏi: Làm thế nào để xương và cơ phát triển tốt? - Cả lớp, GV theo dõi nhận xét. - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. III- Bài mới: 1- Giới thiệu bài: “Hướng dẫn trò chơi” chế biến thức ăn’ - Trò chơi gồm 3 động tác: khi cô nói nhập khẩu thì đưa tay phải lên miệng (như động tác đưa thức ăn vào miệng) “vận chuyển” tay trái để dưới cổ kéo xuống ngực (thể hiện đường đi của thức ăn). Chế biến 2 bàn tay để trước bụng nhào trộn (thể hiện thức ăn được chế biến ở dạ dày, ruột non). - Tổ chức HS chơi: Lần đầu hô chậm, sau nhanh dần và đảo thứ tự vừa hô vừa làm động tác nhưng không làm đúng động tác, sai phạt. - Qua trò chơi biết được đường đi của thức ăn. - GV giới thiệu và ghi từa bài lên bảng. 2- Hoạt động 1: - Nêu đường đi của thức ăn ở sơ đồ ống tiêu hóa * Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa. * Cách tiến hành: - Làm việc theo cặp. + Cho HS quan sát hình 1, “Thảo luận”. Thức ăn sau khi vào miệng được nhai, nuốt rồi đi đâu ?” - Làm việc cả lớp: treo hình 1 phóng to lên bảng cho HS thi đua gắn tên các cơ quan tiêu hóa. - GV nhận xét và kết luận: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và chế biến thành chất bổ dưỡng thắm vào máu đi nuôi cơ thể chất bả đưa xuống ruột già thải ra ngoài. 3- Hoạt động 2: Nhận xét cơ quamn tiêu hóa trên sơ đồ. * Mục tiêu: Nhận biết trên sơ đồ và nói tên các cơ quan tiêu hóa. * Cách tiến hành: - GV vừa nói, vừa chỉ vào sơ đồ. Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ dày, ruột non và thành chất bổ dưỡng đi nuôi cơ thể. Quá trình tiêu hóa thức ăn cần có sự tham gia của các dịch tiêu hóa. Ví dụ: Nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra, mật do gan tiết ra, dịch tụy do tụy tiết ra. Ngoài ra còn có các dịch tiêu hóa khác. Nhìn sơ đồ ta thấy có gan, túi mật (chứa mật và tụy) - Yêu cầu HS quan sát hình 2 và chỉ tuyến nước bọt, gan, tụy, túi mật và kể tên các cơ quan tiêu hóa. * GV kết luận: Cơ quan tiêu hóa gồm miệng thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy. 4- hoạt động 3: Trò chơi ghép chữ vào hình - Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí các cơ quan tiêu hóa. - Phát mỗi nhóm 1 bộ tranh câm hình các cơ quan tiêu hóa và các phiếu rời ghi tên các cơ quan tiêu hóa. - Yêu cầu HS gắn chữ vào cạnh cơ quan tiêu hóa tương ứng với tên và trình bày sản phẩm của nhóm lên bảng - GV theo dõi, nhận xét. - GV rút ra kết luận. Cơ quan tiêu hóa gồm miệng thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt, gan, tụy. IV- Củng cố: - Nhận xét tiết học - Nêu gương những em học tốt, nhắc nhở những em học chưa tốt. V-Dặn dò: - Dặn HS về xem lại bài:” Tiêu hóa thức ăn” - Hát. - Hs trả lời. - HS lắng nghe. - Nghe phổ biến cách chơi. - HS nhắc lại. - Từng cặp HS thảo luận. - HS thi đua. Cả lớp theo dõi nhận xét. - HS quan sát chỉ bảng và kể tên. - HS lắng nghe. - HS nhận tranh. - Nhóm hoạt động. - HS theo dõi - HS lắng nghe.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.