tailieunhanh - Khảo sát một sô đặc điểm hình thái, sinh sản, sinh trưởng cá tra bạch tạng và cá lai giữa cá tra bạch tạng với cá bình thường (Pangasius hyphophthalmus)

Gần đây, cá tra bạch tạng xuất hiện ngày càng nhiều trong các cơ sở ương và nuôi cá sinh sản nhân tạo. Vấn đề đặt ra là cá tra bạch tạng có mối quan hệ như thế nào với cá tra bình thường. Vì vậy, đề tài Khảo sát một số đặc điểm hình thái, sinh sản, sinh trưởng cá tra bạch tạng và cá lai giữa cá bạch tạng với cá bình thường. Được thực hiện với mục tiêu: Cung cấp một số dẫn liệu khoa học ban đầu về sự biến dị di truyền giữa cá bạch. | KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI SINH SẢN SINH TRƯỞNG CÁ TRA BẠCH TẠNG VÀ CÁ LAI GIỮA CÁ BẠCH TẠNG VỚI CÁ BÌNH Thường Pangasius hyphophthalmus Ths. Vương Học Vinh1 . Nguyễn Anh Tuấn2 và Ts. Bùi Minh Tâm2 TÓM TẮT Khảo sát một số đặc điếm hình thái và sinh học sinh sản cá tra bạch tạng được thực hiện tại Tỉnh An Giang từ tháng 9 2006 đến tháng 7 2007 với mục tiêu cung cấp những số liệu về phân loại cá tra bạch tạng cũng như các chỉ tiêu về sinh học sinh sản tăng trưởng của cá tra bạch tạng với cá tra bình thường và các con lai của nó. Ở nội dung nghiên cứu về đặc điếm hình thái bên ngoài giải phâu bên trong và các chỉ tiêu về sinh học sinh sản trên đàn cá bố mẹ tra bạch tạng cho thấy các đặc tính này hoàn toàn giống với cá tra bình thường. Các khảo sát tiếp theo về ương cá từ bột lên giống cho thấy tỉ lệ sống ở các nghiệm thức có sự khác biệt. Hai nghiệm thức cá lai có tỉ lệ sống cao nhất trong thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng của cá giai đoạn 90 và 120 ngày tuổi có sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nghiệm thức P 0 01 . Hai nghiệm thức cá lai có tăng trọng cao nhất trong thí nghiệm. Hình dạng bên ngoài và màu da của cá lai so với cá bình thường không có sự khác biệt. Không thấy xuất hiện các dạng màu khác hay các biến đổi về đốm sọc trên đầu thân cá ở hai nghiệm thức lai. Từ các kết quả thí nghiệm trên có thế kết luận tính trạng màu da trắng trên cá tra bạch tạng được qui định bởi dạng đồng hợp tử alen lặn ABSTRACT The study was conducted at An Giang province from September 2006 to July 2007 to evaluate the morphological and reproductive biology of albino catfish. An additional purpose of the study was to understand the different fitness of hatchery reared offour offspring groups between albino catfish and Pangasius hypophthalmus. The experiments of brood stock were to measure morphological and physiological characteristics of albino catfish and Pangasius hypophthalmus which were similar to non-albino catfish. Therefore the conclusion showed

TỪ KHÓA LIÊN QUAN