tailieunhanh - 13..- Tối đa hóa tiện ích cho khách hàng (mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ, cở sở vật chất kinh tế hiện đại, thanh toán nhanh, an toàn) - Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, chuyên nghiệp - Bảo hiểm tiền gửi, ổn định tiền tệ, hệ t

13- Tối đa hóa tiện ích cho khách hàng (mở rộng mạng lưới, phát triển công nghệ, cở sở vật chất kinh tế hiện đại, thanh toán nhanh, an toàn) - Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ ân cần, chu đáo, chuyên nghiệp - Bảo hiểm tiền gửi, ổn định tiền tệ, hệ thống NHChương 3 TÀI SẢN CÓ VÀ NGHIỆP VỤ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI . Khái quát về tài sản có của NHTM . Khái niệm Tài sản có của ngân hàng là toàn bộ những thứ có giá trị mà ngân hàng hiện có quyền sở hữu hoặc hiện có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt một cách hợp pháp. Chúng là kết quả hoạt động trong các kỳ trước và có khả năng mang lại lợi tức cho ngân hàng. Về hình thức, tài sản có của ngân hàng có thể tồn tại dưới dạng những tài sản thực (hiện hữu), tiền, các loại tài sản tài chính khác, tài sản vô hình Về nguồn gốc, tài sản có của ngân hàng được hình thành từ 3 nguồn chính là tiền gửi, tiền vay và góp vốn của chủ sở hữu ngân hàng, vốn tích lũy từ lợi nhuận. Tài sản có của ngân hàng được thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Nguyên tắc chung để xác định tài sản có: Tài sản có = Tài sản nợ + Vốn chủ sở hữu Tài sản có của ngân hàng thông thường được phân thành 4 nhóm sau: - Tài sản ngân quỹ - Tài sản chứng khoán - Tài sản cho vay - Tài sản cố định và các tài sản có khác . Các khoản mục tài sản có của NHTM . Tài sản Ngân quỹ Theo luật định, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác phải duy trì một phần tài sản của họ dưới hình thức dự trữ pháp định gồm tiền mặt hoặc tiền gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác. Mục đích của việc duy trì loại tài sản này là nhằm đáp ứng các nhu cầu rút tiền thỏa mãn các nhu cầu xin vay mới và chi trả chi phí cho các hoạt động khác. Ngân quỹ gồm các loại chủ yếu sau: tiền mặt tại két sắt, tiền đúc, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại các ngân hàng khác và tiền mặt trong quá trình thu. Tiền mặt trong két sắt là một tài sản quan trọng của khoản mục ngân quỹ. Tiền mặt được duy tŕ tại ngân hàng để đáp ứng một phần yêu cầu dự trươ pháp định. Vì lý do sinh lời mà các nhà quản lý ngân hàng cố gắng giữ nó càng ít càng tốt. . Tài sản chứng khoánCPDTRƯỜNG CAO ĐẲNG PHƯƠNG ĐÔNG QUẢNG NAM / ngân hàng thương mại mua các chứng khoán vì các mục đích: - Thanh khoản - Tìm kiếm lợi nhuận - Đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro. Tất cả các chứng khoán đều đem lại thu nhập cho ngân hàng. Tùy theo mục đích hoạt động mà các ngân hàng đầu tư vào loại chứng khoán cụ thể. Với các ngân hàng có các khoản thu nhập từ tín dụng tốt, không cḥu áp lực phải tìm kiếm các khoản thu nhập khác thì họ thường lựa chọn việc đầu tư vào các chứng khoán Chính phủ. Việc đầu tư ngắn hạn vào các chứng khoán Chính phủ thường có mức laơi suất thấp nhưng không phải chịu rủi ro tín dụng và ít rủi ro về laơi suất so với các chứng khoán dài hạn khác. Hơn nữa, các chứng khoán Chính phủ có tính linh hoạt cao. Chúng có thể dễ dàng được bán lại trên thị trường giúp cho ngân hàng giải quyết các vấn đề thanh khoản. Với các ngân hàng chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, họ thường đầu tư vào các chứng khoán công ty, có kỳ hạn dài vì đây là các chứng khoán có lãi suất cao. Như vậy, ngân hàng phải chấp nhận rủi ro lớn hơn và khó có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Ngoài ra, đầu tư vào chứng khoán cũng tạo điều kiện phân tán rủi ro. Đối với các ngân hàng hoạt động trong một phạm vi một đ ̣a phương nhất định thường các khoản mục tín dụng bị bó hẹp trong một số lĩnh vực cho nên rủi ro sẽ rất cao khi lĩnh vực đó suy thoái. Vì vậy đầu tư vào chứng khoán sẽ chuyển một phần vốn phân tán sang lĩnh vực khác giúp ngân hàng có thể vượt qua thời kỳ khó khăn. Như vậy, đầu tư chứng khoán không phải là khoản mục tài sản quan trọng nhất của ngân hàng. Ở các ngân hàng lớn tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với ngân càng nhỏ. . Tài sản cho vay Cho vay là khoản mục đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng mục tiêu chủ yếu của nhà quản lý n