tailieunhanh - CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I. BẢN CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước: Ở hầu hết các nước trên thế giới, hiện nay đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước và do đó đều có các cơ sở kinh tế của N

CHƯƠNG IV PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I. BẢN CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: 1. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước: Ở hầu hết các nước trên thế giới, hiện nay đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước và do đó đều có các cơ sở kinh tế của Nhà nước hay còn gọi là doanh nghiệp Nhà nước. Sự tồn tại của doanh nghiệp Nhà nước bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết các mục tiêu kinh tế xã hội và yêu cầu điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước thường kém hiệu quả kinh tế hơn hoạt động của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong điều kiện kinh doanh như nhau. Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do Nhà nước sở hữu toàn bộ hay phanà lớn vốn trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của Nhà nước hay cơ bản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt doanh nghiệp Nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường. Tuy vậy, sự xác định giới hạn của doanh nghiệp Nhà nước ở các nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. Ủy ban cộng đồng Châu Âu xác định: Doanh nghiệp Nhà nước là tất cả các doanh nghiệp mà nhà cầm quyền có thể dựa vào quyền sở hữu, quyền khống chế cổ phần hoặc các điều lệ quản lý đối với doanh nghiệp để gây ảnh hưởng có tính chất chi phối trực tiếp đối với chúng. Năm 1956, khi nước Anh thành lập Ủy ban đặc biệt về quốc hữu hóa công nghiệp đã quy định các doanh nghiệp Nhà nước gồm 3 điều kiện: (1) Hội đồng quản trị doanh nghiệp do chính phủ bổ nhiệm; (2) Ủy ban quốc hữu hóa công nghiệp kiểm tra tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp; (3) Thu nhập của doanh nghiệp phần lớn không dựa vào sự cung cấp của quốc hội hoặc của các cơ quan tài chính Nhà nước. Với quy định trên thì Cục điện lực trung ương, Cục than đá trung ương, Cục bưu điện, Công ty sắt thép, Ngân hàng Anh, Công ty hàng không Anh. đều là các doanh nghiệp Nhà nước. Có thể nói quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước (state own enterprise) ở đây được hiểu đồng nghĩa với doanh nghiệp công cộng (publie enterprise). Ở Pháp, doanh nghiệp Nhà nước được xác định là những doanh nghiệp thỏa mãn đủ 3 điều kiện: (1) Tính công hữu của quyền sở hữu doanh nghiệp, nhờ đó Chính phủ xác lập được địa vị lãnh đạo của Nhà nước đối với doanh nghiệp; (2) Có địa vị pháp nhân độc lập, nghĩa là địa vị của nó trong quá trình kinh tế giống như các doanh nghiệp pháp nhân khác; (3) Thực hiện các hoạt động công thương độc lập, quy định nó là tổ chức kinh tế có hoạch toán lỗ lãi chứ không phải là đơn vị hành chính sự nghiệp của Chính phủ. Các nước như: Thụy Điển, Phần Lan, Brazil, Mêhicô . đều xác định các doanh nghiệp, trong đó Nhà nước chiếm trên 50% vốn là doanh nghiệp Nhà 47CPDC . Còn ở Ấn Độ, tất cả các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong tất cả các ngành công nông nghiệp và các ngành dịch vụ tính thành giá được, do Chính phủ là người sở hữu đều thuộc doanh nghiệp Nhà nước hay còn gọi là xí nghiệp công doanh. Chính phủ ở đây có thể là Chính phủ trung uơng, cũng có thể là chính quyền địa phương. Từ những sự xác định ít nhiều khác nhau trên, có thể khái quát ra những đặc trưng cơ bản sau đây của doanh nghiệp Nhà nước. - Nhà nước chiếm trên 50% vốn của doanh nghiệp, nhờ đó Chính phủ có thể gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp đều tổ chức theo chế độ Công ty là một pháp nhân, nguồn thu chủ yếu đều từ hoạt động kinh doanh và thường phải thực hiện song song cả mục tiêu sinh lợi lẫn mục tiêu xã hội. - Ở Việt Nam, doanh nghiệp Nhà nước bắt đầu được phát triển từ năm 1948. Theo Sắc lệnh số 104-SL do Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01/01/1948, doanh nghiệp Nhà nước lúc bấy giờ được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2 của Sắc lệnh ghi nhận: "Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển". Về sau, những đơn vị kinh tế của Nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh (trong công nghiệp), nông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.