tailieunhanh - Ebook Trang phục Việt Nam: Phần 2 - Đoàn Thị Tình

 Ebook Trang phục Việt Nam: Phần 2  tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc trang phục Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, các đặc điểm trang phục lễ cưới, trang phục lễ tang, trang phục tôn giáo, trang phục lực lượng vũ trang cách mạng. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Thiết kế thời trang và một số chuyên ngành liên quan.  | Sau Cách mạng Tháng Tám Lịch sử đất nước có những thay đổi lớn lao Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rồi sau đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Tổng khởi nghĩa và Ngày Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 có ý nghĩa của một cuộc đổi đời to lớn tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nếp sống nếp nghĩ của từng người dân. Thời gian từ ngày 19-8-1945 đến ngày 19-12-1946 không dài lắm nhưng những hoạt động cách mạng của cả một dân tộc vừa giành được độc lập tự do diễn ra sôi nổi từ nông thôn đến thành thị từ miền xuôi lên miền núi trong Nam ngoài Bắc già trẻ gái trai mọi tầng lớp. tạo nên một cuộc sống mới vô cùng phong phú. Cuộc sống mới đòi hỏi có những con người mới bắt đầu làm chủ cuộc đời mình. Trong nhân dân người già như trẻ lại. Họ mặc những bộ quần áo mới đi họp đi mít tinh. Lớp trẻ cảm thấy lớn lên ghé vai đảm đương công tác cách mạng. Nhiều người cất áo the khăn đóng mặc áo cánh hoặc sơ mi gọn gàng hơn. Phụ nữ nhà giàu bớt diêm dúa đi theo chị em lao động làm việc công ích. Công nhân hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực. Đặc biệt ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng diễn ra một cuộc sống sôi động nhất là ở thành thị các em mặc đồng phục tập trung hội họp đi trại ca hát. bước đầu làm xóa nhòa cái ranh giới giữa con ông chủ con chị sen con ông đốc con anh thợ. của những ngày trước. Chợ quê với các loại trang phục tranh dân gian Hà Nội TRANG PHỤC ĐÀN BÀ Trong những năm kháng chiến chống Pháp trang phục của phụ nữ nông thôn có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống vừa lao động sản xuất vừa chiến đấu. Chị em mặc gọn gàng áo cánh nâu cổ tròn hay cổ quả tim trong mặc áo lót không tay quần đen bằng vải phin hay láng. Vấn khăn và chít khăn vuông mỏ quạ. Những người thoát ly làm cán bộ mặc sơ mi hoặc áo kiểu đại cán tay thẳng cổ hình cánh nhạn áo thường may bằng vải màu xanh hòa bình hay ka-ki màu xi-măng màu be hồng chít khăn búi tóc hoặc cặp tóc. Đi dép cao su đen. Thời gian này ở vùng tự do hầu như vắng bóng những chiếc áo dài màu sắc của nữ thanh niên. Nhưng các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN