tailieunhanh - Quản trị nguồn nhân lực - Chương 1 Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực: là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản trị liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa DN và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đó. Quản trị nhân lực bao gồm các hoạt động được thiết kế để cung cấp và điều phối các nguồn lực con người của một tổ chức. | Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC I. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của Quản trị nguồn nhân lực: 1. KHÁI NIỆM: Quản trị NNL: là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản trị liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa DN và cán bộ công nhân viên của DN đó. QTNNL bao gồm các hoạt động được thiết kế để cung cấp và điều phối các nguồn lực con người của một tổ chức. (Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (2003): Human Resource Management: Gaining A Competitive Advantage, 4th, Ed. McGraw-Hill Irwin). * Trách nhiệm đối với công tác Quản trị nguồn nhân lực Ai chịu trách nhiệm đối với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực? Giám đốc/trưởng phòng nhân sự? Các nhà quản trị cấp cao? Giám đốc/trưởng phòng chuyên môn? I. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của Quản trị nguồn nhân lực: 2. MỤC TIÊU: Giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình. Sử dụng các kỹ năng và khả năng của lực lượng lao động một cách có hiệu quả. Cung cấp cho tổ chức những người lao động được đào tạo | Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC I. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của Quản trị nguồn nhân lực: 1. KHÁI NIỆM: Quản trị NNL: là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản trị liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa DN và cán bộ công nhân viên của DN đó. QTNNL bao gồm các hoạt động được thiết kế để cung cấp và điều phối các nguồn lực con người của một tổ chức. (Noe, Hollenbeck, Gerhart, Wright (2003): Human Resource Management: Gaining A Competitive Advantage, 4th, Ed. McGraw-Hill Irwin). * Trách nhiệm đối với công tác Quản trị nguồn nhân lực Ai chịu trách nhiệm đối với các hoạt động quản trị nguồn nhân lực? Giám đốc/trưởng phòng nhân sự? Các nhà quản trị cấp cao? Giám đốc/trưởng phòng chuyên môn? I. Khái niệm, mục tiêu và vai trò của Quản trị nguồn nhân lực: 2. MỤC TIÊU: Giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình. Sử dụng các kỹ năng và khả năng của lực lượng lao động một cách có hiệu quả. Cung cấp cho tổ chức những người lao động được đào tạo tốt và có động cơ mạnh. Tăng sự thỏa mãn của nhân viên đối với công việc và nhu cầu tự khẳng định. Đảm bảo việc tuân thủ luật pháp và đạo đức về sử dụng lao động. trò của QTNNL: Vai trò hành chính: Các thủ tục hành chính như: hợp đồng, tính lương, bảo hiểm, phúc lợi,. cho người lao động. Vai trò hỗ trợ người lao động: Giúp nhân viên quản lý khủng hoảng Giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên. Vai trò tác nghiệp: Xây dựng và triển khai các chương trình và chính sách nguồn nhân lực như: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích, đãi ngộ,. trò của QTNNL: Vai trò chiến lược: Tập trung và phát triển các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Gắn kết nguồn nhân lực vào hoạch định chiến lược ngay từ đầu. Tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến sáp nhập, mua lại, và cắt giảm quy mô tổ chức. Thiết kế lại tổ chức và các quy trình công việc. Tính toán và lưu trữ các kết quả tài chính của hoạt động nhân sự. II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA QTNNL: TIỀN TUYỂN DỤNG TUYỂN DỤNG HẬU TUYỂN DỤNG Hoạch định NNL Phân tích công việc Tuyển mộ Tuyển chọn Đào tạo và phát triển Đánh giá thành tích Đãi ngộ HẬU TUYỂN DỤNG III. Nghề nghiệp và Năng lực quản trị nguồn nhân lực: 1. NGHỀ NGHIỆP QTNNL: Chuyên gia nhân sự tổng hợp: Người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động QTNNL khác nhau, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về các hoạt động QTNNL. Chuyên viên nhân sự: Người có kiến thức và chuyên môn rất sâu về một vài lĩnh vực (hữu hạn) của QTNNL. 2. Năng lực QTNNL quan trọng: Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và tổ chức Kỹ năng gây ảnh hưởng và quản lý thay đổi Kiến thức và kỹ năng cụ thể về QTNNL.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN