tailieunhanh - Một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa thông qua ý niệm lòng, ruột, bụng, dạ trong tiếng Việt
Lòng, ruột, bụng, dạ là các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt. Từ chỉ bộ phận cơ thể thường được xếp vào nhóm từ vựng cơ bản của các ngôn ngữ. Đó là bộ phận từ vựng bền vững nhất, có lịch sử xa xưa nhất, được mọi người sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Điểm quan trọng của nhóm từ này là chúng có thể bảo lưu được, hoặc phản ánh được những yếu tố, những đặc điểm chắc chắn là cổ xưa. Đó là lí do mà các nhà ngôn ngữ học so sánh lịch sử trong quá trình xác định nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ không thể không khảo sát, điều tra lớp từ vựng cơ bản này. | NGÔN NGỮ SỐ 11 2012 MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA THÔNG QUA Ý NIỆM LÒNG, RUỘT, BỤNG, DẠ TRONG TIẾNG VIỆT TS TRẦN THỊ HỒNG HẠNH 1. Lòng, ruột, bụng, dạ là các từ chỉ bộ phận cơ thể trong tiếng Việt. Từ chỉ bộ phận cơ thể thường được xếp vào nhóm từ vựng cơ bản của các ngôn ngữ. Đó là bộ phận từ vựng bền vững nhất, có lịch sử xa xưa nhất, được mọi người sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể, các từ chỉ các hiện tượng tự nhiên, chỉ các hoạt động cần phải có cho sự tồn tại của cơ thể. cũng được coi là nhóm từ vựng cơ bản của một ngôn ngữ. Điểm quan trọng của nhóm từ này là chúng có thể bảo lưu được, hoặc phản ánh được những yếu tố, những đặc điểm chắc chắn là cổ xưa. Đó là lí do mà các nhà ngôn ngữ học so sánh lịch sử trong quá trình xác định nguồn gốc và mối quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ không thể không khảo sát, điều tra lớp từ vựng cơ bản này. Lớp từ chỉ bộ phận cơ thể có ba đặc điểm chính như sau. Một là, chức năng cơ bản của nhóm từ này là để gọi tên/ định danh các bộ phận trên cơ thể của con người. Chẳng hạn, head trong tiếng Anh, đầu trong tiếng Việt, 头 trong tiếng Hán. là từ để gọi tên phần trên cùng có chứa não của cơ thể người. Hai là, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể có thể mở rộng nghĩa để chỉ các bộ phận của sự vật. Chẳng hạn, trong tiếng Anh có các cụm từ head of the bed (đầu giường), foot of the moutain (chân núi), mouth of a river (cửa sông), heart of a cabbage (nõn bắp cải), arm of a chair (tay ghế) Trong tiếng Việt, cũng có hiện tượng này, tác giả Đinh Trọng Lạc gọi đó là các ẩn dụ định danh, là “thủ pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng để cung cấp những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ. Thí dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế, cổ lọ, má phanh là những ẩn dụ từ vựng xuất hiện do kết quả của việc thay thế một tên gọi này bằng một tên gọi khác. Loại ẩn dụ từ vựng này. không tác động vào trực giác để gợi mở mà tác động vào cách nhìn để chỉ xuất” [4]. Theo cách gọi của ông, đây là loại ẩn dụ từ vựng. .
đang nạp các trang xem trước