tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Luật học: Pháp luật về quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động ở Việt Nam

Mục đích của luận án là nhằm nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệ thống một số vấn đề lý luận về quyền QLLĐ của NSDLĐ. Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận án tập trung phân tích thực trạng pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ theo quy định của BLLĐ năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ĐỖ THỊ DUNG PHÁP LUẬT VÊ QUyỂN QUAN Lý LAO ĐỘNG CỦA NGUÒi SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ở VIỆT NAM Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số 62 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. Nguyễn Hữu Chí 2. TS Trần Thị Thúy Lâm Phản biện 1 Hoàng Thế Liên Phản biện 2 PGS Nguyễn Hữu Viện Phản biện 3 Phạm Công Trứ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội vào hồi ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại 1 Thư viện Quốc gia 2 Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý lao động QLLĐ là nhu cầu tất yếu khách quan của nền sản xuất trong xã hội có giai cấp. Bởi vì để đạt được mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất nhất thiết phải có chủ thể đứng ra chỉ đạo các hoạt động chung của con người và hướng những hoạt động chung đó theo mục đích nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Xã hội càng phát triển trình độ phân công tổ chức lao động càng cao thì QLLĐ càng quan trọng. Đối với quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường ở tầm vĩ mô QLLĐ là quyền của nhà nước chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội. Ở tầm vi mô trong các đơn vị sử dụng lao động nhà nước chia sẻ quyền lực này cho người sử dụng lao động NSDLĐ trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Theo đó NSDLĐ có quyền thực hiện những hoạt động trực tiếp trong việc tổ chức điều khiển người lao động NLĐ nhằm tạo ra trật tự kỷ cương chung trong đơn vị từ đó góp phần tăng cao năng suất chất lượng hiệu quả lao động. Ở Việt Nam quyền QLLĐ của NSDLĐ được quy định trong pháp luật lao động từ khi giành được chính quyền Tháng Tám năm 1945 đến nay. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung pháp luật về quyền QLLĐ của NSDLĐ ngày càng hoàn thiện và thể hiện rõ nét trong Bộ luật lao động BLLĐ được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 6 2012 có hiệu lực từ ngày 01 05 2013. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN