tailieunhanh - Báo cáo " Profile gió trong lớp sát đất khu vực Tuy Phong - Bình Thuận trong các mùa "

Dựa trên các số liệu quan trắc liên tục trong các tháng điển hình cho mùa đông và mùa hè tại các độ cao 12, 40 và 60m tại Tuy Phong-Bình Thuận trong năm 2005, tác giả đã xác định được các profile tốc độ gió trong lớp sát đất theo hai mô hình Budyko và lũy thừa. Qua việc đánh giá sai số của các mô hình trên tập số liệu độc lập cho thấy: - Vào mùa đông hoặc trong khoảng thời gian từ 21h đến 9h hôm sau vào mùa hè, tức là khi khí quyển. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28 Sô 3S 2012 23-29 Profile gió trong lớp sát đất khu vực Tuy Phong-Bình Thuận trong các mùa Nguyễn Hướng Điền Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012 Tóm tắt. Dựa trên các số liệu quan trắc liên tục trong các tháng điển hình cho mùa đông và mùa hè tại các độ cao 12 40 và 60m tại Tuy Phong-Bình Thuận trong năm 2005 tác giả đã xác định được các profile tốc độ gió trong lớp sát đất theo hai mô hình Budyko và lũy thừa. Qua việc đánh giá sai số của các mô hình trên tập số liệu độc lập cho thấy - Vào mùa đông hoặc trong khoảng thời gian từ 21h đến 9h hôm sau vào mùa hè tức là khi khí quyển ổn định mô hình Budyko mô phỏng profile gió chính xác hơn mô hình lũy thừa và có thể chấp nhận nó để tính tốc độ gió trung bình ở các độ cao khác nhau tại khu vực nghiên cứu. - Vào mùa hè trong khoảng thời gian từ 9h đến 21h hàng ngày tức là khi khí quyển bất ổn định mô hình lũy thừa mô phỏng profile gió chính xác hơn mô hình Budyko và có thể chấp nhận nó để tính tốc độ gió trung bình ở các độ cao khác nhau tại khu vực. Từ khóa profile tốc độ gió mô hình Budyko mô hình lũy thừa. 1. Mở đầu Lớp khí quyển sát đất là nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của con người. Ở đây rất nhiều công trình xây dựng cao tầng được xây dựng hàng ngày tại các sân bay quân sự và dân dụng các máy bay liên tục hạ và cất cánh việc xây các nhà máy điện gió theo dõi sự phát tán của các chất ô nhiễm do các nhà máy phát thải vào khí quyển. Những hoạt động nêu trên có thể gặp khó khăn lớn nếu không biết rõ một số yếu tố khí tượng đặc biệt là vận tốc gió và phân bố của chúng theo độ cao trong lớp sát đất. Do vậy việc xác định công thức thực nghiệm biểu ĐT 84-904291148. E-mail diennh@ diễn sự phân bố đó của tốc độ gió còn gọi là profile tốc độ gió có tầm quan trọng lớn và là mục tiêu của công trình này. 2. Cơ sở lí thuyết và phương pháp tính toán Khi xây dựng profle tốc độ gió của lớp không

TỪ KHÓA LIÊN QUAN