tailieunhanh - Báo cáo " Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961-2007 "

Xu thế biến đổi của 7 yếu tố khí tượng trên lãnh thổ Việt Nam được đánh giá cho giai đoạn 1961-2007 khi sử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và phương pháp ước lượng xu thế của Sen. Kết quả cho thấy nhiệt độ tăng rõ rệt trên toàn Việt Nam, trong đó nhiệt độ cực tiểu tăng nhanh hơn nhiệt độ cực đại ngày, đặc biệt trên khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Lượng mưa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và tăng lên ở phía Nam. Tốc độ gió cực đại. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28 Sô 3S 2012 129-135 Kiểm nghiệm phi tham số xu thế biến đổi của một số yếu tố khí tượng cho giai đoạn 1961-2007 Ngô Đức Thành Phan Văn Tân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2012 Tóm tắt. Xu thế biến đổi của 7 yếu tố khí tượng trên lãnh thổ Việt Nam được đánh giá cho giai đoạn 1961-2007 khi sử dụng phương pháp kiểm nghiệm phi tham số Mann-Kendall và phương pháp ước lượng xu thế của Sen. Kết quả cho thấy nhiệt độ tăng rõ rệt trên toàn Việt Nam trong đó nhiệt độ cực tiểu tăng nhanh hơn nhiệt độ cực đại ngày đặc biệt trên khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Lượng mưa giảm ở phía Bắc vĩ tuyến 17 và tăng lên ở phía Nam. Tốc độ gió cực đại ngày thể hiện xu thể giảm khá rõ đặc biệt là ở khu vực Nam Trung Bộ. Sự biến đổi của độ ẩm tương đối cực tiểu ngày không thể hiện rõ qui luật trong khi đó lượng bốc hơi tiềm năng có xu thế biến đổi rõ rệt với mức tăng giảm phụ thuộc vào từng vùng cụ thể. Từ khóa Biến đổi khí hậu xu thế Mann-Kendall Sen kiểm nghiệm thống kê. 1. Mở đầu Đánh giá Biến đổi Khí hậu BĐKH là một trong những nội dung hết sức quan trọng và phải được thực hiện trước tiên trong bài toán nghiên cứu BĐKH. Kết quả của việc đánh giá BĐKH là cơ sở khoa học cho việc đánh giá tác động của BĐKH. Trên cơ sở những thông tin về mức độ tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu việc đánh giá tác động của chúng sẽ được thực hiện đối với các vùng miền lĩnh vực đối tượng . để từ đó nghiên cứu xây dựng và đề xuất các giải pháp ứng phó. Việc đánh giá BĐKH thường được thực hiện theo hai cách tiếp cận 1 nghiên cứu các bằng chứng trong quá khứ dựa trên nguồn số liệu quan trắc hoặc mô hình và 2 dự tính tương lai với công cụ chủ yếu là các mô hình khí hậu toàn cầu và khu vực 1 . Trong cách tiếp cận thứ nhất từ những dấu hiệu bằng chứng biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu bản chất và các nguyên nhân gây BĐKH sẽ được chỉ ra trên cơ sở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN