tailieunhanh - Báo cáo " QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT "

Quản lý xã hội bằng pháp luật là một vấn đề xã hội - pháp lý rất thời sự, rất cấp bách của ta hiện nay. Đối với bất cứ một xã hội nào, khi đã phát triển đến một trình độ nhất định, thì nhà nước và pháp luật xuất hiện, và việc quản lý xã hội bằng pháp luật trở thành tất yếu. Một xã hội xã hội chủ nghĩa càng cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Đó là vì những quan hệ xã hội phải điều chỉnh ở giai đoạn phát triển này. | Xã hội học số 2 - 1983 QUẢN LÝ XÃ HỘI BẰNG PHÁP LUẬT Giáo sư NGUYỄN NGỌC MINH Viện trưởng Viện Luật học Quản lý xã hội bằng pháp luật là một vấn đề xã hội - pháp lý rất thời sự rất cấp bách của ta hiện nay. Đối với bất cứ một xã hội nào khi đã phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước và pháp luật xuất hiện và việc quản lý xã hội bằng pháp luật trở thành tất yếu. Một xã hội xã hội chủ nghĩa càng cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Đó là vì những quan hệ xã hội phải điều chỉnh ở giai đoạn phát triển này rất đa dạng. Xã hội xã hội chủ nghĩa có trật tự riêng của nó trật tự đó phải được giữ vững bằng những quy phạm pháp luật không thể chỉ bằng tập tục hoặc chỉ bằng những quy tắc có tính chất xã hội. Giữa người với người trong một xã hội có tổ chức cao như xã hội xã hội chủ nghĩa có rất nhiều quan hệ xã hội rapports sociaux . Không phải loại quan hệ xã hội nào cũng đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng một số quan hệ xã hội thì nhất thiết phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Những quan hệ xã hội khi được điều chỉnh bằng pháp luật thì trở thành những quan hệ pháp lý rapports juridiques . Trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa ordre social socialiste trở thành trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa ordre légal socialiste . Trong một xã hội những quan hệ pháp lý càng được xác định đúng đắn bao nhiêu và càng được thi hành nghiêm chỉnh bao nhiêu thì trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa càng được giữ vững bấy nhiêu. Mà giữ vững trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa là vấn đề cực kỳ quan trọng. Xã hội Việt Nam ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ đó - đúng như Lênin nói - tất nhiên phải bao gồm cả những đặc điểm và đặc tính của hai hình thái kinh tế - xã hội ấy. Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh hay nói một cách khác giữa chủ nghĩa Bản quyền thuộc Viện Xã hội học Xã hội học số 2 - 1983 38 NGUYỄN NGỌC MINH tư bản đã .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN