tailieunhanh - Làng đồng bằng Bắc Bộ
Kho tàng truyền thuyết và huyền thoại luôn nhắc nhở mỗi con người Việt Nam về dòng giống Tiên Rồng của mình. Xưa kia, 18 đời vua Hùng Vương đã cư ngụ trên đất Trung Du và làm căn cứ xuất phát vững chắc để cho sau này các cư dân Việt cổ tiến xuống chiếm lĩnh vùng châu thổ Bắc Bộ, lập nên các làng đồng bằng. Miền châu thổ Bắc Bộ nguyên nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp mà thành, song cho đến nay, người ta vẫn quyen gọi nó là đồng bằng sông. | Làng đông băng Băc Bộ Kho tàng truyền thuyết và huyền thoại luôn nhắc nhở mỗi con người Việt Nam về dòng giống Tiên Rồng của mình. Xưa kia 18 đời vua Hùng Vương đã cư ngụ trên đất Trung Du và làm căn cứ xuất phát vững chắc để cho sau này các cư dân Việt cổ tiến xuống chiếm lĩnh vùng châu thổ Bắc Bộ lập nên các làng đồng bằng. Miền châu thổ Bắc Bộ nguyên nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp mà thành song cho đến nay người ta vẫn quyen gọi nó là đồng bằng sông Hồng và gọi nền văn minh khu vực này là văn minh sông Hồng. Những cứ liệu sử học và khảo cổ học cho thấy sau đợt biển tiến toàn tân cách ngày nay chừng 3000 năm lần theo dòng chảy của các dòng sông tổ tiên người Việt từ những vùng trước núi đã tràn xuống đồng bằng. Những ưu điểm của một vùng đất màu mỡ nhờ phù sa bồi đắp đã giữ chân được những người đi khai phá. Họ ở lại lớp nọ nối lớp kia bám trụ trên mảnh đất đồng bằng trần mình trong cái khắc nghiệt của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa để làm ăn sinh con đẻ cái và mở mang làng xóm. Những khó khăn trong quá trình chinh phục đồng bằng đã được đưa vào truyền thuyết huyền thoại như việc đắp đê ngăn lũ trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh việc khai phá đầm lầy phù sa ven sông Hồng trong truyện Chử Đồng Tử -Tiên Dung. Ngày nay ở nhiều làng ven sông Hồng và sông Đuống vẫn còn những khu đền thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung như ngôi đền Đa Hoà ven sông Hồng thuộc đất Hưng Yên. Câu chuyện về mối tình của chàng trai đánh cá nghèo với nàng công chúa con vua Hùng không chỉ là biểu trưng cho lòng hiếu thảo cho tình yêu đôi lứa mà còn là biểu tượng cho chí hướng phát triển của cả cộng đồng nhằm mở mang khai phá vùng đồng bằng lầy trũng thành những cánh đồng tốt tươi trù phú. Nghiên cứu về vùng châu thổ Bắc Bộ cho đến đầu thế kỷ 20 các nhà dân tộc học và địa lý học đã coi đây là một ô trũng rộng lớn được hợp thành bởi nhiều ô trũng lớn nhỏ. Mỗi ô trũng gồm nhiều bậc với thế đất thế nước và chế độ .
đang nạp các trang xem trước