tailieunhanh - Báo cáo " TÍNH THIẾT YẾU CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG XÃ HỘI TA NGÀY NAY "

Trước hết, phải nhận rõ tính chất khác nhau giữa xã hội học tư sản với xã hội học xã hội chủ nghĩa. Trong một thời gian khá lâu, ở một số nước xã hội chủ nghĩa, người ta nhìn vào xã hội học tư sản một cách đơn giản. Do có thành kiến với xã hội học tư sản, nên còn có người cho rằng chỉ cần duy vât lịch sử là đủ rồi. Nhưng chúng ta phải thấy rằng nếu Mác, Ăngghen và Lênin trước đây không điều tra xã hội một cách tỉ mỉ thì không. | Xã hội học số 1 - 1983 TÍNH THIẾT YẾU CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG XÃ HỘI TA NGÀY NAY Giáo sư Viện sĩ NGUYỄN KHÁNH TOÀN Trước hết phải nhận rõ tính chất khác nhau giữa xã hội học tư sản với xã hội học xã hội chủ nghĩa. Trong một thời gian khá lâu ở một số nước xã hội chủ nghĩa người ta nhìn vào xã hội học tư sản một cách đơn giản. Do có thành kiến với xã hội học tư sản nên còn có người cho rằng chỉ cần duy vât lịch sử là đủ rồi. Nhưng chúng ta phải thấy rằng nếu Mác Ăngghen và Lênin trước đây không điều tra xã hội một cách tỉ mỉ thì không thể có chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính Ăngghen đã điều tra kinh tế điều tra xí nghiệp tư bản ở Anh từ đó mới thấy tại sao lại có chủ nghĩa cải lương chủ nghĩa công đoàn. Xã hội học cũng phát triển theo hoàn cảnh lịch sử. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến điều kiện kinh tế - xã hội chưa làm nảy sinh ra nhu cầu lớn về điều tra xã hội học. Nhưng đến chủ nghĩa tư ban thì quan hệ thống trị là quan hệ sản xuất hàng hoá nên quan hệ bóc lột đã trở thành phổ biến quan hệ giữa người và người đã trở nên phức tạp hơn nhiều. Do điều tra xã hội học toàn diện Mác mới đưa ra được những luận điểm thiên tài ngắn gọn và khoa học trong lý luận của Người. Xã hội học ra đời và phát triển cùng với thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. Mục đích của xã hội học tư sản là củng cố nền thống trị của chủ nghĩa tư bản củng cố quan hệ xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đẻ ra. Xã hội học tư sản dùng các công trình điều tra để chứng minh rằng chế độ tư bản là đúng là tự nhiên. Các sách báo xã hội học tư sản đều nhằm mục đích chứng minh như vậy. Chẳng hạn như nhà sử học Pháp thế kỷ XIX là Culànggiơ Fustel de Coulanges khi nghiên cứu về xã hội La Mã đã kết luận Trong xã hội loài người từ xưa đến nay nhân tố quyết định là tâm lý mà tâm lý lấy tôn giáo làm trung tâm. Xã hội Bản quyền thuộc Viện Xã hội học Xã hội học số 1 - 1983 NGUYỄN KHÁNH TOÀN 24 La Mã trước đây tin vào đa thần sau này là Chúa tin vào sức mạnh siêu nhiên để tạo ra tâm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN