tailieunhanh - Báo cáo " ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC "

ĐIỀU tra xã hội học là phương pháp khoa học để thu thập thông tin xã hội phục vụ một chủ đề xã hội học được nêu lên trong chương trình nghiên cứu. Chương trình này phải được soạn thảo kỹ lưỡng trước khi mở cuộc điều tra. Nó nêu lên vấn đề xã hội nào được khảo sát, phạm vi khảo sát đến đâu, thực hiện trong thời gian nào, với lực lượng nào và cần có những phương tiện vật chất và tài chính ra sao. | Xã hội học số 1 - 1983 ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐIÊU tra xã hội học là phương pháp khoa học để thu thập thông tin xã hội phục vụ một chủ đề xã hội học được nêu lên trong chương trình nghiên cứu. Chương trình này phải được soạn thảo kỹ lưỡng trước khi mở cuộc điều tra. Nó nêu lên vấn đề xã hội nào được khảo sát phạm vi khảo sát đến đâu thực hiện trong thời gian nào với lực lượng nào và cần có những phương tiện vật chất và tài chính ra sao. Dựa trên chương trình ấy cơ quan nghiên cứu mở cuộc điều tra thực địa để nắm được những tài liệu thực tế. Một phần tài liệu này có thể đã được chứa đựng trong các thống kê chính tứhc trong các văn bản và hồ sơ lưu trữ trước đây. Những người nghiên cứu không thể chỉ sao chép đơn giản những số liệu vào sự việc. Họ phải tiến hành công tác phân loại và phân tích tỉ mỉ so sánh nhiều tài liệu để có được tin tức chính xác theo yêu cầu cuộc điều tra. Một thống kê tốt nhất của bất cứ cơ quan nào cũng không thể thỏa mãn ngay yêu cầu đó. Người lập thống kê có yêu cầu của người nghiên cứu. Các con số được điều đưa vào những hệ quy chiếu khác nhau cho những nhận xét khác nhau. Công tác phân tích các văn bản còn phức tạp hơn. Có những nghiệp vụ phải nắm được để đọc và rút ra tin tức cần thiết. Hiện nay phương pháp phân tích nội dung được dùng rộng rãi dựa vào ngôn ngữ của tài liệu tần số các từ ngữ được lập lại ý nghĩa của từ ngữ trong các văn cảnh khác nhau người ta có thể rút ra nội dung thật sự của các văn bản đó. Chẳng hạn khi ta đọc những đơn xin ly hôn muốn biết lý do thực sự của việc ly hôn không thể chỉ dựa vào những điều người viết nêu lên theo ý họ. Có một khoảng cách giữa lý do chính thức với lý do ngầm không nhất thiết vì mức độ thành thực mà còn vì nhiều lẽ tế nhị mà người nghiên cứu phải nhận ra. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học Xã hội học số 1 - 1983 126 Thường thức xã hội học Thu thập tài liệu sẵn có là rất cần thiết nhưng không thay thế được việc điều tra các đối tượng bằng phỏng vấn trực tiếp và qua bản câu hỏi in .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN