tailieunhanh - Chùa Thầy - Thiên Phúc Tự
Nếu chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời ngài Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Chùa Thầy dựa vào sườn Tây Nam một ngọn núi đá vôi có nhiều hang động là núi Thầy tức núi Sài Sơn thuộc làng Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội khoảng 30km. Trong một bài ký ghi trên vách núi, Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa. | Chùa Thây - Thiên Phúc Tự Nếu chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời ngài Từ Đạo Hạnh thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này. Chùa Thầy dựa vào sườn Tây Nam một ngọn núi đá vôi có nhiều hang động là núi Thầy tức núi Sài Sơn thuộc làng Hoàng Xá xã Phượng Cách huyện Quốc Oai tỉnh Hà Tây cách Hà Nội khoảng 30km. Trong một bài ký ghi trên vách núi Chúa Trịnh Căn đã phác họa cảnh chùa Thầy như viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa. Động trên hệt như cõi thanh hư bên vách còn in mây ráng. Ao rồng thông sang bến siêu độ cầu tiên Nhật Nguyệt đôi vầng. Hình tựa bình phong sông như dải lụa . Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa chùa Cao Đỉnh Sơn Tự trên núi và chùa Dưới tức chùa Cả tên chữ là Thiên Phúc Tự . Đầu thế kỷ XVII Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu xây dựng điện Phật điện Thánh sau đó là nhà hậu nhà bia gác chuông. Theo thuyết phong thủy chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa bên trái là ngọn Long Đẩu lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam trước chùa nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì ao Rồng . Sân có hàm rồng. Thủy đình mọc lên giữa Long Chiểu nơi thường diễn trò rối nước đặc sắc chính là viên ngọc ở đầu rồng. Hai giếng là hai mắt rồng. Hai cầu cổ có mái ngói do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan xây dựng năm 1602 là hai răng nanh của miệng rồng Cầu Nhật Tiên ở bên trái trông vào đền Tam Phủ xây trên một đảo nhỏ giữa ao. Cầu Nguyệt Tiên ở bên phải dẫn vào đường lên chùa Cao trên .
đang nạp các trang xem trước