tailieunhanh - Bài giảng Ngôn ngữ lập trình C - Chương 9: Lập trình với tập tin
Chương 9 Lập trình với tập tin thuộc bài giảng Ngôn ngữ lập trình C trình bày về những nội dung lần lượt như sau: tập tin văn bản, tập tin nhị phân, con trỏ chỉ vị, vùng đệm, đóng mở tập tin, xóa vùng đệm, nhập xuất ký tự, các hàm nhập xuất theo kiểu văn bản, các hàm nhập xuất theo kiểu nhị phân. | CHƯƠNG 9 LẬP TRÌNH VỚI TẬP TIN Nội dung Tập tin văn bản Tập tin nhị phân Con trỏ chỉ vị Vùng đệm Đóng mở tập tin xóa vùng đệm Nhập xuất ký tự Các hàm nhập xuất theo kiểu văn bản Các hàm nhập xuất theo kiểu nhị phân Khái niệm Tập tin là tập hợp các thông tin được đóng gói trên thiết bị lưu trữ. Khi sử dụng tập tin dữ liêu được lưu trữ lâu dài và không bị mất khi tắt máy tính. Ngoài ra khi cần thiết có thể truy xuất lại các dữ liệu này. Tập tin văn bản Đây là các tâp tin có thể xem và chỉnh sửa nội dung các tập tin bằng các chương trình soạn thảo văn bản đơn giản như các hệ soạn thảo mã nguồn chương trình chương trình Notepad của Windows . Mỗi tâp tin văn bản được lưu trữ dưới dạng văn bản text gồm nhiều dòng. Tập tin nhị phân Đây là tất cả các tập tin khác không có dạng văn bản. Mỗi tập tin nhị phân do một phần mềm nào tạo ra thì sẽ có cấu trúc do phần mềm đó quy định. Một số loại tập tin nhị phân thông dụng như - Các tâp tin mã thực thi trên các hệ điều hành .exe .com - Các tập tin văn bản phức hợp .doc - Các tập tin bảng tính .xls - Các tập tin hình ảnh .bmp .gif . Con trỏ chỉ vị Khi một tập tin được mở để chuẩn bị làm việc tùy theo cách thức mở tập tin một con trỏ chỉ vị sẽ được đặt tại vị trí đầu tập tin hoặc tại ví trí cuối tập tin. Mỗi thao tác đọc ghi sẽ tác động lên con trỏ chỉ vị của tâp tin dữ liệu tại đó sẽ bị thay đổi nếu đó là thao tác ghi lên tập tin. Sau khi thực hiện một thao tác đọc ghi con trỏ chỉ vị tự động được dời đi một số byte đúng bằng số byte đọc ghi . Một thao tác đọc ghi kế tiếp sẽ tác động lên vị trí mới của con trỏ chỉ vị trên tập tin. Vùng đệm Mỗi lần đọc ghi thì thường tiến hành trên vùng đệm chứ không hẳn trên tập tin. Chẳng hạn khi ghi một số nguyên thì số được đưa vào vùng đệm và khi nào đầy thì vùng đệm mới được đẩy lên đĩa. Khi đọc thông tin được lấy từ vùng đệm và chỉ khi nào vùng đệm đã trống rỗng thì máy mới lấy dữ liệu từ đĩa chứa vào vùng đệm. Việc sử dụng vùng đệm sẽ giảm số lần nhập xuất trên đĩa và nâng cao tốc tốc độ làm
đang nạp các trang xem trước