tailieunhanh - Giáo án Sinh học 9 bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 9 bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 9 bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | BÀI 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG (Hướng dẫn học sinh đọc thêm) I/ Mục tiêu: 1/Kiến thức - Trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến - Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến - Giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến 2/Kĩ năng - Nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức - Hoạt động nhóm - Khái quát hoá kiến thức Kĩ năng sống - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK - Kĩ năng nghe tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm tổ, tổ, lớp 3/ Thái độ. Củng cố niềm tin vào khoa học, xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu II/ Phương pháp - Vấn đáp tìm tòi - Động não - Dạy học nhóm III/ Chuẩn bị. - GV: Tư liệu về chọn giống, thành tựu sinh học - HS: Xem trước bài nội dung bài. IV/ Tiến trình lên lớp. 1/ Ổn định (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ (5’) (?) Kĩ thuật gen là gì ? Gồm những khâu cơ bản nào ? (?) Công nghệ sinh học là gì ? Gồm những lĩnh vực nào ? 3/ Bài mới. a/ Khám phá. GV: Trong chọn giống, đặc biệt là chọn giống cây trồng, người ta đã sử dụng các đột biến tự nhiên nhưng không nhiều vì những đột biến này chiếm tỉ lệ rất thấp. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, người ta đã gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí và tác nhân hoá học để tăng nguồn biến dị cho quá trình chọn lọc. Vậy người ta sử dụng các pp đó như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các vấn đề đó. b/ Kết nối Giáo án Sinh học 9