tailieunhanh - Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Phá sản doanh nghiệp

Dưới đây là bài giảng Luật kinh tế chương 5: Phá sản doanh nghiệp trình bày nội dung về triết lý của luật phá sản phương Tây, tiếp nhận pháp luật phá sản Phương Tây vào Việt Nam, khái niệm phá sản, mục đích và vai trò luật phá sản, thủ tục phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản các khoản nợ. Hãy tham khảo tài liệu này để giúp cho quá trình học tập và giảng dạy được tốt hơn. | Chương 5: PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LUẬT PHÁ SẢN Một phương cách giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán 1. Mất khả năng thanh toán: Cách giải quyết truyền thống Trong cổ luật: Theo quan niệm tín nghĩa phương Đông, khế ước khi đã kết lập phải được tôn trọng thi hành. Các đạo luật cổ Việt Nam dự liệu nhiều điều khoản bắt người kết ước phải chịu hình phạt khi vi phạm. Về cơ bản có 4 phương cách: Trả thay (bảo lãnh); Điển cố (cầm cố tài sản, nhân công); Con nợ phải trả thay cho cha mẹ (“Phụ trái tử hoàn”); Bắt nợ. Bảo lãnh: Theo điều 590 Bộ luật Hồng Đức, nếu người mắc nợ bỏ trốn, thì người bảo chủ phải trả tiền nợ gốc. Nhưng nếu trong khế ước định rõ phải trả thay cho đồng bạn, thì người bảo chủ phải trả như người mắc nợ (cả gốc và lãi); trái luật thì phải phạt 80 trượng. Quy định này cho thấy quan niệm về bảo lãnh không xa lạ trong cổ luật Việt Nam: một người thứ ba cam kết trả nợ thay thế cho người mắc nợ, nếu người này không trả được nợ. Phạm vi trả nợ thay (gốc hoặc gốc và lãi) phụ thuộc vào nội dung khế ước. Sau cùng, điều 590 còn quy định “nếu kẻ mắc nợ có con, thì được đòi ở con”. Như vậy, các con được pháp luật ấn định có nghĩa vụ trả nợ cho cha mẹ, ngay cả lúc cha mẹ còn sống hoặc trong trường hợp thừa kế – một tình trạng bảo lãnh pháp định. Cầm cố đồ vật, cầm cố nhân công: Cầm cố các động sản và ruộng đất để vay nợ diễn ra phổ biến trong xã hội nông nghiệp Việt Nam. Việc cầm cố đồ dùng thường bằng thoả thuận miệng, ngược lại khế ước điển cố ruộng đất thường bằng văn bản. Theo Vũ Văn Mẫu, có thể khái quát 3 hình thức cầm cố ruộng đất như sau: (i) thế ruộng đất để vay một khoản tiền nhỏ, đáo hạn chủ nợ hoàn lại ruộng đất sau khi đã tính toán bù trừ hoa lợi do chủ nợ thu hoạch và số nợ gốc và lãi, người vay không phải chuộc lại ruộng đất, (ii) thế ruộng đất để vay một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đó, đáo hạn người vay phải chuộc lại ruộng đất bằng số tiền đã vay, | Chương 5: PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LUẬT PHÁ SẢN Một phương cách giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán 1. Mất khả năng thanh toán: Cách giải quyết truyền thống Trong cổ luật: Theo quan niệm tín nghĩa phương Đông, khế ước khi đã kết lập phải được tôn trọng thi hành. Các đạo luật cổ Việt Nam dự liệu nhiều điều khoản bắt người kết ước phải chịu hình phạt khi vi phạm. Về cơ bản có 4 phương cách: Trả thay (bảo lãnh); Điển cố (cầm cố tài sản, nhân công); Con nợ phải trả thay cho cha mẹ (“Phụ trái tử hoàn”); Bắt nợ. Bảo lãnh: Theo điều 590 Bộ luật Hồng Đức, nếu người mắc nợ bỏ trốn, thì người bảo chủ phải trả tiền nợ gốc. Nhưng nếu trong khế ước định rõ phải trả thay cho đồng bạn, thì người bảo chủ phải trả như người mắc nợ (cả gốc và lãi); trái luật thì phải phạt 80 trượng. Quy định này cho thấy quan niệm về bảo lãnh không xa lạ trong cổ luật Việt Nam: một người thứ ba cam kết trả nợ thay thế cho người mắc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN