tailieunhanh - Giáo án Địa lý 12 bài 13: Thực hành Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

Tổng hợp các bài giáo án Địa lý 13 bài Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi dành cho quý bạn đọc tham khảo. Bài học giúp học sinh có thêm kĩ năng và kiến thức học tập. Điền đúng vị trí các đỉnh núi, dãy núi, sông ở trên bản đồ, đọc và mô tả được chúng trên bản đồ. Kĩ năng vẽ, kết hợp lí thuyết với kĩ năng thực hành để hoàn thành nội dung, yêu cầu bài thực hành. Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi. | BÀI 13 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI A. Mục tiêu. 1. Kiến thức: - Hiểu sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn về kiến thức địa hình, sông ngòi. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ. - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi. B. Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Chuẩn bị của thầy: - At lat địa lí 12. - Bản đồ địa hình Việt Nam. 2. Chuẩn bị của trò: - Vẽ lược đồ khung Việt Nam. C. Tiến trình bài học. chức: Ngày giảng Lớp Sĩ số HS vắng 12A1 12A2 12A3 12A4 12A7 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền? - Dựa vào bản đồ tự nhiên VN, hãy xác định phạm vi 3 miền địa lí tự nhiên, đặc trưng về địa hình? 3. Giảng bài mới: * Khởi động: GV nêu yêu cầu HS phải hoàn thành trong giờ học: + Đọc các dãy núi và cao nguyên dựa vào bản đồ hoặc át lát địa lí 12. + Vẽ lược đồ khung VN và điền các dãy núi, đỉnh núi . Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Cặp/ Nhóm - Bước 1: GV treo bản đồ địa hình Việt Nam (có thể sử dụng at lát địa lí 12). Sau đó yêu cầu HS xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và các dòng sông trên bản đồ địa hình Việt chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm: + Nhóm 1: Xác định vị trí các dãy núi. + Nhóm 2: Xác định vị trí các đỉnh núi. + Nhóm 3: Xác định vị trí các dòng sông. - Bước 2: HS quan sát bản đồ treo tường hoặc sử dụng at lát địa lí Việt Nam để làm bài tập theo yêu cầu của GV. Sau đó GV gọi đại diện các nhóm lên chỉ trên bản đồ. Các nhóm khác bổ sung. - Bước 3: GV nhận xét. Tổng kết. * Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp. - Bước 1: GV yêu cầu HS trên cơ sở đã có lược đồ khung Việt Nam điền các nội dung: các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi. - Bước 2: HS làm việc độc lập, điền các nội dung theo yêu cầu vào lược đồ trống Việt Nam. - Bước 3: GV kiểm tra phần làm của một số HS. Sau đó nhận xét và đặt câu hỏi sau: Nhận xét đặc điểm địa hình, khí hậu – thủy văn, thổ nhưỡng – sinh vật. 1. Bài tập 1. a. Các dãy núi, cao nguyên. - Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn. Bạch Mã: các các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Chiều. - Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sìn Chải, Sơn La, Mộc Châu. - Các cao nguyên ba dan: Đăk Lăk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. b. Các đỉnh núi. - Phanxipăng: 3143m, Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m, Tây Côn Lĩnh: 2419m, Ngọc Linh: 2598m, Pu Xai Lai Leng: 2711m, Rào Cỏ: 2235m, Hoành Sơn: 1046m, Bạch Mã: 1444m, Chư Yang Sin: 2405m, Lang Biang: 2167m. c. Các dòng sông. Sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu. 2. Bài tập 2. - Vẽ lược đồ trống Việt Nam ( HS tự vẽ ở nhà). - Điền các nội dung sau lên lược đồ: + Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Chiều. + Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã. + Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh, Phanxipăng, Ngọc Linh, Chư Yang sin. 4. Đánh giá. - GV tổ chức cho HS các nhóm đánh giá kết quả. 5. Hoạt động nối tiếp. - HS về nhà hoàn chỉnh bài thực hành. - Đọc, tìm hiểu trước nội dung bài 14 GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN