tailieunhanh - Nghiên cứu thiết kế cấu trúc vi mạch nhận dạng tiếng nói tiếng Việt trên nền công nghệ FPGA

Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điều khiển không tiếp xúc đang là xu hướng mới, đặc biệt là điều khiển bằng tiếng nói nhờ vào công nghệ nhận dạng tiếng nói. Trên thế giới có nhiều phần mềm nhận dạng tiếng nói được xây dựng và khai thác ứng dụng trên nền tảng vi xử lý và tài nguyên của máy tính. Bộ sản phẩmnhận dạng tiếng nói tiếng Việt trên nền công nghệ FPGA mới được nhóm tác giả giới thiệu. | Nghiên cứu thiết kế cấu trúc vi mạch nhận dạng tiếng nói tiếng Việt trên nền công nghệ FPGA Hiện nay việc sử dụng các thiết bị điều khiển không tiếp xúc đang là xu hướng mới đặc biệt là điều khiển bằng tiếng nói nhờ vào công nghệ nhận dạng tiếng nói. Trên thế giới có nhiều phần mềm nhận dạng tiếng nói được xây dựng và khai thác ứng dụng trên nền tảng vi xử lý và tài nguyên của máy tính. Bộ sản phẩmnhận dạng tiếng nói tiếng Việt trên nền công nghệ FPGA mới được nhóm tác giả giới thiệu Tuy nhiên công nghệ nhận dạng tiếng nói cần phải dùng đến rất nhiều các giải thuật xử lý phức tạp khác nhau và do tính phức tạp của các giải thuật này dẫn đến thời gian thực thi giải thuật khá lớn không đáp ứng được yêu cầu để có thể ứng dụng trên thiết bị phần cứng. Do vậy các giải thuật nhận dạng giọng nói mới chỉ được dùng cho các ứng dụng thực hiện trên phần mềm mà ít có ứng dụng trên thiết bị phần cứng. Vì vậy để có thể ứng dụng nhiều trong thực tế hướng tiếp cận hợp lý là xây dựng thành công các giải thuật này trên vi mạch dựa vào khả năng xử lý song song nhiều luồng dữ liệu để rút ngắn thời gian xử lý. Tuy nhiên vì các giải thuật nhận dạng là rất phức tạp với nhiều luồng dữ liệu đòi hỏi các kỹ thuật đồng bộ có độ chính xác nghiêm ngặt trong vi mạch. Hơn nữa việc vi mạch hóa các giải thuật này là một thách thức rất lớn mà chưa có một công trình nào trên thế giới đã công bố là giải quyết trọn vẹn. Với Việt Nam khó khăn trong việc vi mạch hóa các giải thuật nhận dạng ngôn ngữ tiếng Việt được nhân lên gấp bội do tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm có dấu. do vậy ngay cả các giải thuật phần mềm cũng chưa tìm được giải thuật hiệu quả. Năm 2012 được sự hỗ trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua đề tài nghiên cứu tiềm năng Thiết kế chip nhận dạng tiếng nói tiếng Việt trên nền công nghệ FPGA TS. Hoàng Trang và nhóm nghiên cứu trẻ của trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Chí Minh đã có cơ hội để thử sức nghiên cứu xây dựng một số cấu trúc vi mạch nhận dạng tiếng nói tiếng Việt.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN