tailieunhanh - Làng Cổ Bi
Làng Cổ Bi hồi cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc (từ năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh), có ba thôn : Hoàng (Vàng ), Cam và Hội. Năm 1926, làng có 1273 nhân khẩu. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống Pháp, Cổ Bi vẫn là một xã mang tên Trung Thành thuộc huyện Gia Lâm, tỉnh Hưng Yên, đến năm 1949 lại thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 4-1961 xã Trung Thành cùng với các xã trong huyện Gia Lâm được cắt. | Làng Cô Bi Làng Cổ Bi hồi cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là một xã thuộc tổng Đặng Xá huyện Gia Lâm trấn Kinh Bắc từ năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh có ba thôn Hoàng Vàng Cam và Hội. Năm 1926 làng có 1273 nhân khẩu. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong kháng chiến chống Pháp Cổ Bi vẫn là một xã mang tên Trung Thành thuộc huyện Gia Lâm tỉnh Hưng Yên đến năm 1949 lại thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 4-1961 xã Trung Thành cùng với các xã trong huyện Gia Lâm được cắt chuyển về Hà Nội. Năm 1965 xã Trung Thành được trở lại tên Cổ Bi. Cổ Bi nằm giữa đồng bằng xứ Kinh Bắc lại tiếp giáp Kinh đô Thăng Long có sông Nghĩa Trị chảy qua kề cận đường Thiên lý phía Đông Quốc lộ số 5 ngày nay nên được coi là một trong ba nơi hiểm đối với Kinh đô Thăng Long. Từ xa xưa đã có câu Thứ nhất Cổ Bi thứ nhì Cổ Loa thứ ba Cổ Sở Cổ Sở tức làng Giá huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây hiện nay . Vì thế Cổ Bi từng được coi là đất của đế vương. Trong địa dư làng xưa kia có đến 99 gò đống thiêng trong đó một số là mộ phần của các quan lại đô hộ Trung Quốc từ thời Bắc thuộc. Tháng 11 năm Đinh Mùi 1727 Chúa Trịnh Cương đã cho xây phủ đệ mới ở Cổ Bi dự định sẽ dời đô về đây. Công việc xây dựng tiến hành trong 1 tháng thì hoàn thành đặt tên là phủ Kim Thành. Song đến tháng Tám năm Kỷ Dậu 1729 nước lụt gây vỡ đê Cổ Linh tràn vào phủ đệ Cổ Bi gây thiệt hại nghiêm trọng Trịnh Cương phải cho sửa lại. Một năm sau Trịnh Cương chết con là Trịnh Giang cho dỡ bỏ phủ để lấy gỗ về tu bổ hai ngôi chùa lớn là Quỳnh Lâm Đông Triều nay thuộc tỉnh Quảng Ninh và Sùng Nghiêm nay thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương . Phủ đệ bị hoang phế. Đến cuối năm 1755 đầu 1756 tin vào thuyết phong thủy Chúa Trịnh Doanh lại cho dựng miếu ở Cổ Bi phục hồi hành cung và có ý định dời đô đến dây. Song ý định không thực hiện được. Đến khi Chiêu Thống lên ngôi năm Đinh Mùi - 1787 để trả thù họ Trịnh đã cho đốt phá .
đang nạp các trang xem trước