tailieunhanh - Bài tiểu luận môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
Thể chế nhà nước (còn gọi là thiết chế) là toàn bộ cơ cấu xã hội do pháp luật quy “lưỡng đầu chế” là một chế định tiêu biểu và độc đáo trong lịch sử Việt Nam. | Một trong những nhân vật nổi tiếng bậc nhất sống vào thời điểm “vọng động can qua” Lê - Mạc ấy là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từng có rất nhiều ý kiến, công trình nghiên cứu, phẩm bình về nhân vật lịch sử này, nhưng thuỷ chung, lời giải đáp rốt ráo về lập trường chính trị - xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn cần được coi là thiếu một trong những vị trạng nguyên nổi danh vào bậc nhất mà nhà Mạc đã lấy đỗ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng từng xuất chính với nhà Mạc mấy đợt, quan hàm thực từng giữ lên tới Thị lang, chưa nói rằng khi mất lại được chính vua Mạc tế lễ, vinh phong tước Trình Quốc công, quan hàm Tể tướng, khiến dân sở tại (Vĩnh Lại) thờ làm phúc thần. Theo lẽ thường, thì Nguyễn Bỉnh Khiêm phải “sống làm tôi nhà Mạc, chết làm thần (hay ma) nhà Mạc” mới phải. Vậy nhưng kết hợp tài liệu của cả chính sử lẫn dã sử lại mà soi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dường như lại vừa là “trọng tài giám sát” cho tất cả các trận đấu quyền lực, lại vừa tham dự một cách không hề vô tư vào các diễn biến và có tác động trực tiếp đến (những) kết quả cuối nhà Mạc, thì ngón tay trỏ “Cao Bằng tuy thiểu khả dung sổ thế” đã biến vương triều này thành một “sứ quân” cát cứ, truyền tiếp thêm 7 đời sau. Với họ Nguyễn, thì hầu như ai cũng biết tới lời mách nước lẫy lừng của Trạng Trình “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” đã thực sự là khởi đầu cho một dòng chúa, một triều vua, tuy có đứt gãy bầm dập, nhưng vẫn có thể tính dấu ấn lịch sử của dòng họ quyền lực này từ 1533 đến tận 1945!Với Lê - Trịnh thì khỏi nói, bởi ông chính là người đưa ra lời khuyên chúa Trịnh (Kiểm) hãy đừng “thanh lý” ngôi vua, cứ “thờ Phật mà ăn oản”, cả khi “mùa mất, giống xấu” thì hãy biết “tìm giống cũ mà gieo”. Vậy là đẻ ra cái “lưỡng đầu chế” không tiền khoáng hậu trong lịch sử, tồn tại hai trăm năm có lẻ. Không thể nói Nguyễn Bỉnh Khiêm “vô can” trước cảnh “năm bè bảy cánh” của cục diện chính trị Việt Nam ít nhất hàng thế kỷ tiếp theo đó.
đang nạp các trang xem trước