tailieunhanh - Chùa Quán Sứ - Hà Nội

Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thủ đô Hà Nội. Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống. | Chùa Quán Sứ - Hà Nội Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ XV nằm trên địa phận thôn An Tập phường Cổ Vũ tổng Tiền Nghiêm sau đổi là tổng Vĩnh Xương huyện Thọ Xương ngày nay là phố Quán Sứ quận Hoàn Kiếm thủ đô Hà Nội. Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí vào thời vua Lê Thế Tông các nước Chiêm Thành Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống nước ta. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại. Năm 1934 Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc. Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ XX và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt. Tam quan chùa có ba tầng mái ở giữa là lầu chuông. Đi qua một sân gạch nhỏ bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được bài trí trang nghiêm các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di- đà ở giữa hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó ở giữa thờ Phật Thích-ca hai bên là .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.