tailieunhanh - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1077:1986
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1077:1986 về Gỗ chống lò thay thế TCVN 1077-71; áp dụng đối với các loại gỗ tròn để chống các loại hầm lò trong khai thác than. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với gỗ chống lò (trừ gỗ dùng cho lò chợ có chiều dài dưới 2m) được sản xuất từ các loại gỗ có giá trị số ứng suất không nhỏ hơn quy định trong bảng 2. | TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1077 : 1986 GỖ CHỐNG LÒ Mining posts Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1077-71; áp dụng đối với các loại gỗ tròn để chống các loại hầm lò trong khai thác than. 1. KÍCH THƯỚC CƠ BẢN . Kích thước cơ bản của gỗ chống lò được quy định trong bảng 1. Bảng 1 Chiều dài m, không nhỏ hơn Đường kính đầu nhỏ, mm, không nhỏ hơn 70 80 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 120 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 140 140 140 140 140 140 140 140 140 140 - - - - - - - 140 140 - - 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 160 - - 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 180 - - - - - - - - 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 200 - - - - - - - - - - 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 220 2. YÊU CẦU KỸ THUẬT . Gỗ chống lò (trừ gỗ dùng cho lò chợ có chiều dài dưới 2m) được sản xuất từ các loại gỗ có giá trị số ứng suất không nhỏ hơn quy định trong bảng 2. Bảng 2 Ứng suất, MPa Nén dọc thớ Cắt dọc thớ Uốn ngang thớ Mô đun đàn hồi uốn ngang thớ . Không sản xuất gỗ chống lò từ các loại gỗ có tính chất cơ lý như quy định trong bảng 2 nhưng có giá trị kinh tế cao. . Không sản xuất gỗ chống lò từ các loại gỗ gây bệnh cho người. . Mức độ cho phép các khuyết tật của gỗ chống lò theo quy định trong bảng 3. Bảng 3 Khuyết tật Mức 1 2 1. Mục - Mục ngoài: tỷ lệ giữa chiều dầy của vết mục lớn nhất so với đường kính cây gỗ ở vị trí bị mục tính theo %. Không lớn hơn 10 - Mục trong, tỷ lệ giữa đường kính phần mục ở đầu cây gỗ so với đường kính cây gỗ ở vị trí bị mục tính theo % không lớn hơn 15 2. Mắt chết mục, mắt dò - Tỷ lệ giữa đường kính lớn nhất của mắt so với đường kính cây gỗ ở vị trí có mắt tính theo % không lớn hơn 10 - Số mắt nằm trên cùng một mặt cắt ngang hoặc số mắt nằm kề nhau theo chiều dài cây gỗ, không được nhiều hơn 3. Mọt - Số lỗ mọt (trừ mọt nước) có đường kính dưới 3mm trên m dài cây gỗ không nhiều hơn 20 - Số lỗ mọt có đường kính từ 3 đến 10mm trên 1 mét dài cây gỗ không nhiều hơn 3 - Lỗ mọt có đường kính lớn hơn 10 mm Không được phép - Tỷ lệ giữa chiều sâu của lỗ mọt (trừ mọt nước) so với đường kính cây gỗ ở vị trí bị mọt không lớn hơn 1/3 4. Nứt (chỉ tính từ các vết nứt có chiều rộng từ 3mm trở lên) - Số lượng vết nứt trên mặt cắt ngang của cây gỗ không được nhiều hơn 4 - Nứt dọc tỷ lệ giữa chiều dài vết nứt so với chiều dài cây gỗ, tính theo % không lớn hơn 10 - Nứt vành nhăn: tỷ lệ giữa chiều dài vết nứt trên mặt cắt ngang của cây gỗ, so với chu vi mặt cắt, không lớn hơn 1/3 - Nút hướng tâm: a- Tỷ lệ giữa chiều sâu vết nứt so với đường kính cây gỗ, không lớn hơn 1/3 b- Tỷ lệ giữa tổng chiều sâu của hai vết nứt đối diện nhau so với đường kính của cây gỗ không lớn hơn 1/2 5. Cong - Cong khác chiều Không được phép - Độ cong, % chiều cao so với chiều dài đoạn cong nhất không lớn hơn 3 . Cần phải gia công sơ bộ khi khai thác gỗ chống lò: các mắt phải được cắt bằng so với mặt thân gỗ. Hai đầu phải được cắt vuông góc với trục dọc của cây gỗ. 3. BẢO QUẢN Bảo quản gỗ chống lò theo TCVN 4093-85
đang nạp các trang xem trước