tailieunhanh - Chùa Huy Văn: Dấu tích Vua hiền - Hà Nội

Chùa Huy Văn hiện ở trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng. Xưa kia đây chính là đất làng Huy Văn, một làng cổ của Thăng Long. Chùa này thờ Phật như bao chùa khác. Nhưng cũng có điểm không giống các chùa khác là, trong chùa Huy Văn có thờ bài vị vua Thái Tổ và bài vị vua Thần Tông nhà Lê. Và, ngay trước chùa lại có một ngôi đền, là đền Dục Khánh. Trong đền có tượng thờ vua Thánh Tông nhà Lê, bên trái là tượng Quang Thục hoàng Thái hậu (thân mẫu Lê. | Chùa Huy Văn Dấu tích Vua hiền - Hà Nội Chùa Huy Văn hiện ở trong ngõ Văn Chương phố Tôn Đức Thắng. Xưa kia đây chính là đất làng Huy Văn một làng cổ của Thăng Long. Chùa này thờ Phật như bao chùa khác. Nhưng cũng có điểm không giống các chùa khác là trong chùa Huy Văn có thờ bài vị vua Thái Tổ và bài vị vua Thần Tông nhà Lê. Và ngay trước chùa lại có một ngôi đền là đền Dục Khánh. Trong đền có tượng thờ vua Thánh Tông nhà Lê bên trái là tượng Quang Thục hoàng Thái hậu thân mẫu Lê Thánh Tông bên phải là tượng Trường Lạc Hoàng hậu vợ vua Lê Thánh Tông . Theo bi ký trong chùa thì chùa Huy Văn được lập từ thời Lê Thái Tông 1434-1442 . Thời đó trong số phi tần nội cung có người họ Ngô tên là Dao Viên. Bà Dao Viên có thai bị Huệ phi của Thái Tôn dò biết đem lòng ghen tức muốn triệt hạ. Dao Viên được người giúp đêm khuya trốn thoát và đến nương náu ở chùa Huy Văn sau bà sinh được con trai là Lê Tư Thành theo Phạm Thị phả dẫn ở bộ Ức trai thi văn tập thì câu chuyện về bà Ngô Thị Ngọc Dao có hơi khác một chút . Tư Thành thông minh đĩnh ngộ được mẹ chăm cho học và giữ gìn không để lộ tung tích. Sau khi các đại thần nhà Lê dẹp yên loạn Nghi Dân thì đón Lê Tư Thành về triều lập làm vua đó là Lê Thánh Tông vị vua hiền minh bậc nhất trong các vua Lê. Tư Thành lên ngôi vua tôn thân mẫu làm Quang Thục Hoàng thái hậu. Ông cũng cho sửa sang chùa Huy Văn để ghi nhớ nơi sinh trưởng của mình. Thái hậu không muốn vào sống trong cung nữa nên Thánh Tôn cho dựng một biệt điện cho bà ở và thờ Phật. Điện ấy là đền Dục Khánh. Thái hậu ở đó được ba mươi năm thì mất Lê Thánh Tôn cho đúc tượng và chuông thờ bà ngay tại đền. Tượng và chuông này sau này bị kẻ gian lấy mất. Đến năm Vĩnh Trị thứ 3 và thứ 4 1678-1679 nhà chùa đứng ra khuyến hóa đúc được chuông và tượng khác. Còn pho tượng Trường Lạc Hoàng hậu thì trong văn bia không ghi thời gian lập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.