tailieunhanh - CA DAO, TỤC NGỮ, HÒ VÈ BÌNH ĐỊNHCON NGƯỜI VÀ LỊCH SỬ

Văn học dân gian, một mảng không nhỏ trong nền văn học Việt Nam đã có từ lâu đời là dòng suối con ngọt lành đổ về dòng sông xanh mẹ văn học. Ca dao, tục ngữ, dân ca, hò vè lại là một mảng không nhỏ nữa trong văn học dân gian bao gồm: Thần thoại, Cổ tích, Truyện cười, Ngụ ngôn. Tục ngữ, ca dao, dân ca | 1. CA DAO TỤC NGỮ HÒ VÈ BÌNH ĐỊNH CON NGƯỜI VÀ LỊCH SỬ Văn học dân gian một mảng không nhỏ trong nền văn học Việt Nam đã có từ lâu đời là dòng suối con ngọt lành đổ về dòng sông xanh mẹ văn học. Ca dao tục ngữ dân ca hò vè lại là một mảng không nhỏ nữa trong văn học dân gian bao gồm Thần thoại Cổ tích Truyện cười Ngụ ngôn. Tục ngữ ca dao dân ca hò vè là tiếng hát bình dị mộc mạc phong phú của cả ba miền Bắc Trung Nam. Trong phần tổng kết quá trình sưu tầm văn học dân gian ở Bình Định miền Trung người viết xin trình bày vắn tắt với trích dẫn một phần nhỏ sưu tầm được từ xã Nhơn Hậu An Nhơn với 360 câu ca dao 120 câu tục ngữ hò vè . Bình Định giáp ranh giới với Phú Khánh bao gồm hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên . Non sông với những lằn ranh thay đổi theo lịch sử. Con người nằm trong hoàn cảnh ly tán. Bởi vậy dân gian hát ru Ai về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ Khánh Hòa thăm em. Dị bản Ai về Bình Định quê ta Phú Yên quê chị Khánh Hòa quê em. Mẹ Chị và Em được trùng phùng. Hai tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên nhập lại thành Phú Khánh còn Cha thì nhập vào với dì ghẻ Quảng Ngãi thành ra Tỉnh Nghĩa Bình. Mỗi địa danh đều có một nét đặc sắc riêng biệt của nó về lịch sử thắng cảnh và văn học khó mà lẫn lộn. I. Bình Định Con người và lịch sử Đất Bình Định xưa thuộc bộ Việt Thường - một trong mười lăm bộ Văn Lang. Bình Định gắn liền với thành Quy Nhơn Hoài Nhơn năm 1602 thời Nguyễn Hoàng và gắn liền cái tên với lịch sử lừng lẫy một thời Thành Đồ Bàn còn gọi là Vijara-Chà Bàn - Kinh đô của Chiêm Thành . Trải qua bao cuộc huyết chiến đẫm máu tàn khốc giữa Việt Nam và Chiêm Thành giữa anh em Bắc - Nam Trịnh -Nguyễn giữa hai họ Nguyễn Ánh và Nguyễn Tây Sơn thành Quy Nhơn bị phá bởi Nguyễn Ánh và được đổi tên là thành Bình Định vào năm 1799. Lịch sử Quy Nhơn - Bình Định được ghi thêm vào một thành ngữ Một Vương hai Đế để ám chỉ nhà Tây Sơn gồm Nguyễn Nhạc Nguyễn Huệ Nguyễn Lữ với các danh tướng Trần Quang Diệu Võ Văn Dũng Bùi Thị Xuân. Bên cạnh đó Bình Định lại có thêm Mai Xuân Thưởng

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.