tailieunhanh - Việt Nam Sử Lược phần 22

Việt Nam Sử Lược Hiến Tổ (1841 - 1847) Niên hiệu: Thiệu Trị 1. Đức độ vua Hiến Tổ 2. Việc Chân Lạp 3. Việc Tiêm La 4. Việc giao thiệp với nước Pháp 1. Đức Độ Vua Hiến Tổ. Tháng giêng năm Tân Sửu (1841) Hoàng Thái Tử húy là Miên Tông lên ngôi ở điện Thái Hòa đặt niên hiệu là Thiệu Trị. Tính vua Hiến Tổ thuần hòa, không hay bày ra nhiều việc và cũng không được quả cảm như Thánh Tổ. Trong đời Ngài làm vua, học hiệu, chế độ, thuế mà, điều gì cũng theo. | Việt Nam Sử Lược Hiến Tổ 1841 - 1847 Niên hiệu Thiệu Trị 1. Đức độ vua Hiến Tổ 2. Việc Chân Lạp 3. Việc Tiêm La 4. Việc giao thiệp với nước Pháp 1. Đức Độ Vua Hiến Tổ. Tháng giêng năm Tân Sửu 1841 Hoàng Thái Tử húy là Miên Tông lên ngôi ở điện Thái Hòa đặt niên hiệu là Thiệu Trị. Tính vua Hiến Tổ thuần hòa không hay bày ra nhiều việc và cũng không được quả cảm như Thánh Tổ. Trong đời Ngài làm vua học hiệu chế độ thuế mà điều gì cũng theo như triều vua Thánh Tổ cả. Bầy tôi lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế Lê Văn Đức Doãn Uẩn Võ Văn Giải Nguyễn Tri Phương Lâm Duy Tiếp trong ngoài ra sức giúp rập. Nhưng mà đất Nam Kỳ có giặc giã dân Chân Lạp nổi loạn quân Tiêm La sang đánh phá nhà vua phải dùng binh đánh dẹp mãi mới xong. 2. Việc Chân Lạp. Nguyên từ cuối đời đức Thánh Tổ đất Nam Kỳ và đất Chân Lạp đã có giặc giã các ông Trương Minh Giảng Nguyễn Tiến Lâm Lê Văn Đức Nguyễn Công Trứ cứ phải đem quân đi tiễu trừ mãi đánh được chỗ này thì chỗ kia nổi lên. Sau ở Nam Kỳ lại có Lâm Sâm cùng với bọn thầy chùa làm loạn ở Trà Vinh ở Chân Lạp thì những người bản xứ cùng với người Tiêm La đánh phá. Quan quân chống không nổi. Triều đình lấy việc ấy làm lo phiền. Năm Thiệu Trị nguyên niên 1841 ở trong Triều ông Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp rút quân về giữ An Giang. Vua nghe lời ấy xuống chiếu truyền cho tướng quân là Trương Minh Giảng rút quân về. Trương Minh Giảng về đến An Giang thì mất. Bởi vì việc kinh lý đất Chân Lạp là ở tay ông cả nay vì có biến loạn quan quân phải bỏ thành Trấn Tây mà ông nghĩ xấu hổ và buồn bực đến nỗi thành bệnh mà chết. 3. Việc Tiêm La. Khi quân của Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong giặc Lâm Sâm ở Nam Kỳ thì quân Tiêm La lại đem binh thuyền sang cùng với quân giặc để đánh phá. Vua bèn sai Lê Văn Đức làm tổng thống đem binh tướng đi tiễu trừ. Sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh quân Tiêm và quân giặc thua to phải rút về giữ Trấn Tây. Quan

TỪ KHÓA LIÊN QUAN